Bé 5 tháng tuổi và những lưu ý quan trọng giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 5 tháng tuổi và các chỉ số phát triển thể chất mẹ cần biết

Vậy là em bé của mẹ đã bước sang tháng thứ 5. Nếu là bé trai, con sẽ cao trung bình từ 61,9-70,4cm, nặng 6,1-9,2kg. Trong khi đó một bé gái sẽ cao tầm 60,1-68,7cm và nặng 5,7-8,6kg.

Con bắt đầu biết lẫy thành thạo. Điều này đồng nghĩa với việc một thế giới mới kỳ diệu đang mở ra trước mắt con bởi trẻ có khả năng di chuyển được nhiều hơn.

Khi cổ cứng cáp, tự mình ngóc được đầu lên, con sẽ nhìn rõ mọi vật. Lúc này bé sẽ hình thành phản xạ muốn đưa tay ra với lấy những thứ mình muốn với ý nghĩ “Chỉ một tẹo thôi là mình với được món đồ chơi ấy rồi”.

Với phản xạ lẫy thành thạo, con đã tự mình mở rộng giới hạn không gian. Con bắt đầu ghi nhớ rằng, chỉ cần cơ thể di chuyển con sẽ tiến được lại gần thứ mình muốn. Đây cũng là thời điểm đánh dấu bé 5 tháng bắt đầu hình thành bản tính tò mò, khám phá, ham hiểu biết về thế giới quanh mình.

Bé 5 tháng tuổi thích thú với những hoạt động gì?

Trẻ bắt đầu quan tâm đến môi trường xã hội xung quanh. Vì vậy hoạt động tuyệt vời nhất đối với bé là đưa bé ra ngoài đi dạo, làm quen với những gương mặt mới để con khám phá thế giới

Một buổi dạo chơi có thể xem như hoạt động không thể thiếu với em bé 5 tháng tuổi. Vì con ngồi chưa vững nên tất nhiên bé chưa thể ngồi chơi với các anh chị lớn như xúc cát hay chơi cầu trượt, xích đu, … Tuy vậy, chỉ cần đặt bé vào lòng, để con được ngắm nhìn trẻ khác chạy chơi hoặc được tương tác với mọi người như mỉm cười, đùa nghịch với trẻ cùng tuổi cũng là cách kích thích não bộ tuyệt vời.

Con thích thú với những quyển sách tranh lớn nhiều màu sắc

Giờ đây bé hoàn toàn có thể ngồi được nếu có điểm tựa vững chắc. Dựa vào người bố mẹ và cùng nhau lật giở những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi của con là điều mà bé 5 tháng nào cũng thích. Hãy xem bé tò mò cầm nắm, sờ soạng quyển sách và cười thích thú khi thấy mẹ lật giở từng trang.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé thích gặm mọi thứ xung quanh mình

Phần lớn trẻ sẽ có các biểu hiện mọc răng ở giai đoạn này như ngứa lợi, chảy nhiều nước dãi hay thậm chí ngậm cả nắm đấm tay vào miệng. Những đồ chơi bằng chất liệu an toàn để bé tập cầm lại có thể ngậm, cắn sẽ rất phù hợp với bé 5 tháng. Chúng giúp con cảm thấy dễ chịu hơn cho đến khi những chiếc răng chính thức nhú lên.

Gọi tên bé, trò chuyện với bé, đặc biệt giọng nói của mẹ chính là cách con học hỏi thế giới này

Con đã bắt đầu nhớ được tên mình. Vậy nên mẹ đừng quên gọi tên bé thường xuyên. Điều này giúp con xoay cả thân người về hướng có tiếng gọi và khuôn mặt bé như biểu hiện muốn nói rằng “Gì thế ạ?”.

Mẹ, người chăm sóc bé hàng ngày đã trở thành một nhân vật đặc biệt trong mắt con. Trẻ sẽ có những phản ứng đặc biệt hơn hẳn khi nghe thấy giọng nói của mẹ, nụ cười, ánh mắt của mẹ. Vậy nên nếu vẫn còn trong thời kỳ thai sản đang ở nhà chăm sóc bé, mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian này để ở bên con, trò chuyện với con thật nhiều mẹ nhé.

Bé thường có lịch sinh hoạt như thế nào?

1 giờ sáng: bé bú tí mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2-7 giờ sáng: con hoàn toàn có thể ngủ thẳng giấc trong nhiều tiếng đồng hồ.

7 giờ: Thức giấc và được vệ sinh cá nhân. Rửa mặt, thay bỉm rồi ăn bữa sữa đầu tiên trong ngày.

8-10 giờ: Con được ra ngoài dạo chơi và vô số các hoạt động dành cho bé 5 tháng tuổi.

10 giờ: Bé bú mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số bé có thể đã bắt đầu ăn dặm vào tháng này. Sau khi bú mẹ, bé có thể bắt đầu tập ăn một vài thìa thức ăn dặm đầu tiên.

11-13 giờ: Con ngủ trưa

13 giờ: Thức giấc và chơi cùng mẹ

14 giờ: Bú sữa mẹ rồi được đặt chơi một mình trong khoảng không gian an toàn

15 giờ -16 giờ: Con ngủ thêm một giấc chiều

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

16 giờ: Nếu con có nhu cầu, mẹ có thể cho bé bú thêm một bữa. Sau khi ăn, bé được đặt nằm chơi với đồ vật yêu thích.

17 giờ: Tắm chiều

19 giờ: Bé bú mẹ và đi ngủ

19 giờ-1 giờ sáng: bé ngủ liền mạch nhiều tiếng đồng hồ rồi mới dậy ăn sữa.

Giải đáp thắc mắc từ bác sĩ nhi dành cho việc chăm sóc bé ở tháng tuổi này

Thắc mắc số 1: Làm thế nào khi con thường xuyên nổi mẩn đỏ trên người?

Trả lời: Nếu bé ra mồ hôi, mẹ cần lau người và thường xuyên thay quần áo cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh thường ra nhiều mồ hôi hơn người lớn trong khi làn da của bé lại nhạy cảm hơn gấp nhiều lần. Vì thế nhiều mẹ thường xuyên cảm thấy lo lắng với việc chăm sóc da của con.

B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

é 5 tháng tuổi dù đã trải qua giai đoạn nhạy cảm 3 tháng đầu đời nhưng vẫn có thể gặp phải hiện tượng mẩn đỏ người, đặc biệt là khi thời tiết trở nên nóng bức hơn.

Cách phòng ngừa tốt nhất cho bé chính là mẹ nên thường xuyên kiểm tra và lau mồ hôi cho bé. Nếu cần thiết, mẹ có thể tắm qua cho bé và thay quần áo khô ráo, thoáng mát.

Khi cho con bú, mẹ đừng quên lót một lớp khăn xô để thấm mồ hôi từ đầu và cổ.

Thắc mắc 2: Con không chịu cầm nắm đồ vật là dấu hiệu bất thường?

Trả lời: Mỗi một em bé có mốc phát triển riêng vì thế mẹ đừng vội lo lắng quá mức.

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ biết cầm nắm khi bước sang tháng thứ 4. Tuy vậy cũng có một số bé chậm hơn mốc này. Nếu con đã 5 tháng tuổi nhưng vẫn chưa chịu nắm đồ thì mẹ cũng đừng vội kết luận là con có vấn đề. Mẹ hãy thử chọn những đồ chơi nhẹ và dễ cầm đung đưa thường xuyên trước mặt bé có thể giúp kích thích con muốn với cầm nhiều hơn.

Nhưng nếu đến tháng thứ 6-7 mà bé vẫn không làm được điều này thì cần thiết phải tư vấn với bác sĩ để kiểm tra phát triển thể chất của con.

Thắc mắc 3: Bé có biểu hiện khóc nhiều về đêm vào tháng này?

Trẻ sơ sinh khóc về đêm là vấn đề phổ biến mà phần lớn các mẹ sẽ gặp phải trong năm đầu đời của con, đặc biệt là 3 tháng đầu. Tuy vậy, có nhiều trẻ lại chỉ khóc đêm khi bước sang tháng thứ 5-6 trở đi mà đôi khi không rõ nguyên nhân. Có thể do sự ảnh hưởng của lịch sinh hoạt ban ngày như bé bị phấn khích quá mức, nếp sinh hoạt bị xáo trộn, giờ ngủ ban ngày quá ít, con đang trong giai đoạn tập kĩ năng mới, …

Một điều mà mẹ có thể làm được trong những ngày bé quấy khóc về đêm này chính là kiên nhẫn chờ đợi và điều chỉnh lại lịch sinh hoạt ban ngày để con cảm thấy dễ chịu hơn.

Thắc mắc 4: Trẻ 5 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm được chưa?

Trả lời: Tại Nhật Bản, trẻ thường bắt đầu ăn dặm vào giai đoạn 5-6 tháng tuổi. Việc cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào là tốt nhất thì mẹ cần quan sát từ các dấu hiệu của bé như con đã có thể ngồi nếu có điểm tựa, nước dãi tiết ra nhiều, đòi ăn khi thấy người lớn ăn và chóp chép theo.

Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn 1 bữa ăn dặm vào tháng này. Hãy bắt đầu từ 1 thìa nhỏ ở dạng súp loãng vào ngày đầu tiên rồi dần dần tăng độ đặc.

Theo Parenting Guide của Viện sức khỏe và phát triển trẻ em Nhật Bản

Xem thêm bài liên quan:

Bé 5 tháng tuổi – 11 trò chơi giúp con cứng cáp về thể chất và tiến bộ vượt bậc về não bộ

Cẩm nang phát triển bé 5 tháng tuổi dành cho mẹ chăm con siêu nhàn

Hướng dẫn mẹ chăm bé 5 tháng tuổi để con sớm cứng cáp biết ngồi, bò

Bài viết của

Minh Hương