Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Làm sao để giúp con phát triển toàn diện?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian quan trọng đối với bé. Khi bé 3 tháng tuổi, bé đã học và biết được khá nhiều. Vậy bé được 3 tháng tuổi biết gì? Chăm sóc bé khi được 3 tháng tuổi thế nào cho đúng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bé 3 tháng tuổi biết những gì?

Bé biến nhận diện khuôn mặt người thân và phân biệt người lạ

Tiến sĩ Micheal Lewis thuộc Viện nghiên cứu về giáo dục New Jersey chỉ ra rằng: Bé được 3 tháng tuổi biết ghi nhớ khuôn mặt người và có thể phân biệt được sự khác nhau. Bé nhận ra đâu là gương mặt người lạ. Có thể nhận ra mẹ và những người bé thường tiếp xúc. Bé được 3 tháng tuổi, não bộ đã có những bước phát triển nhất định.

Khi 3 tháng tuổi bé đã biết được rất nhiều

Biết chờ đợi

Khi bé được 3 tháng tuổi, bé không còn quấy khóc khi đói như còn bé. Ở 3 tháng tuổi là bé đã biết chờ đợi đến giờ mẹ cho bú sữa.

Bé biết ghi nhớ

Bé biết ghi nhớ người thân, đồ vật trong nhà. Hơn nữa 3 tuổi là có thể nhớ công dụng của vật mà bé biết. Ví dụ bé há miệng khi thấy bình sữa, chép miệng khi bạn đưa nước đến. Bé sẽ vui mừng khi gặp ba, mẹ hoặc người bé thích.

Não bộ phát triển

Bé 3 tháng tuổi, nếp nhăn trên não đã tương đối hoàn thiện như người lớn. Phản xạ bản năng ở bé bắt đầu biến mất. Thay vào đó là những hành động nắm mở tay, đạp chân, vặn người…Điều đó cho thấy não bộ đã bắt đầu điều khiển tốt hệ cơ.

Bé vẫn dùng tiếng khóc làm phương tiện giao tiếp chủ yếu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tăng cường khả năng vận động

Hệ xương của bé tương đối khỏe và cứng cáp hơn. Khi nằm sấp, bé sẽ dùng tay đẩy người lên một chút, đầu có thể ngẩng lên. Bé nghịch ngợm hơn, đá chân, vung tay mỗi khi thích thú. Bé có thể kết hoạt động của mắt và tay. Khi mắt bé đang nhìn điều gì đó thì tay bé có thể nắm một vật khác.

Bé bắt điều biết giao tiếp

Bé bắt đầu biết giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ và lời nói. Hơn nữa bé thể hiện ý kiến của mình qua tiếng “ê, a”. Đôi lúc bé sẽ bật cười thành tiếng. Trong giai đoạn này, bạn nên chịu khó giao tiếp cùng bé. Hãy trò chuyện cùng bé để tăng khả năng lắng nghe và quan sát ở bé.

Lúc này bé vẫn dùng tiếng khóc làm “phương tiện giao tiếp” chủ yếu. Nếu bé khóc quá lâu, bạn nên đến bác sĩ vì có thể bé bị bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biết bộc lộ cảm xúc

Bé biết cười khi thích thú việc gì đó. Khi không vui hoặc lo sợ, bé sẽ khóc to, gào thét. Bé biết đòi mẹ khi thấy bất an.

Cách chăm sóc bé 3 tháng tuổi

3 tháng tuổi là tháng cuối trong chu kì những tháng đầu đời của trẻ. Khi 4 tháng, trẻ sẽ có những bước phát triển mới. Vì vậy, khi chăm sóc bé 3 tháng tuổi các mẹ phải hết sức lưu ý.

Chú ý giữ an toàn cho bé

Khi lên 3 tháng tuổi vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm. Các mẹ phải giữ an toàn cho bé. Bé rất hiếu động và thích tìm hiểu những thứ mới lạ. Vì vậy, các mẹ phải rất mực lưu tâm đến bé. Phải để bé trong tầm quan sát, nếu bạn không thể bên cạnh bé thì phải nhờ người trông coi.

Nuôi bé bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời đối với bé. Bạn hãy cố gắng nuôi bé bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trung bình một ngày bé cần 900ml sữa với khoảng 170- 200ml/ lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin và chất khoáng cho bé. Có thể cho bé uống nước trái cây, nước rau xanh…Bạn có thể lên thời gian biểu về việc ngủ, chơi, ăn của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi

Thường xuyên massage giúp bé thư giãn, tăng cường sức khỏe

Bé thường ngủ 15 giờ/ ngày. Được chia thành: 2 giấc ngủ dài vào buổi trưa và tối; 3 giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, buổi chiều, đầu giờ tối. Bé hay bị tỉnh giấc vào ban đêm, bạn cần chú ý và vỗ bé ngủ lại.

Những việc bạn cần làm khi bé 3 tháng tuổi

  • Đưa bé đi tiêm ngừa viêm phổi lần 2 và bại liệt lần 2;
  • Không để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt bé;
  • Thường xuyên massage cho bé. Hỗ trợ sự phát triển hệ miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón;
  • Mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất. Cần đảm bảo chất lượng sữa và sức khỏe cho bản thân;
  • Xây dựng lịch trình cố định cho bé, giúp bé có nhịp sinh hoạt điều độ;
  • Dành thời gian trò chuyện với bé nhiều hơn. Điều này giúp thắt chặt tình cảm gia đình và niềm vui khi có bé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

myngoc