Trẻ 20 tháng - Hãy kiên nhẫn trước vô số lần cau có và quấy khóc của con!

Bộ não nhỏ bé của bé liên tục phát triển không ngững nghỉ, sự học hỏi những điều mới mẻ và khám phá môi trường xung quanh. Khi trí tưởng tượng của bé đang nở rộ, bạn có thể nhận thấy bé sợ hãi hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 20 tháng sẽ có não bộ liên tục phát triển không ngừng nghỉ, sự học hỏi những điều mới mẻ và khám phá môi trường xung quanh. Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Phát triển thể chất của bé 20 tháng tuổi
  • Phát triển nhận thức
  • Kỹ năng xã hội và cảm xúc
  • Phát triển ngôn ngữ và lời nói
  • Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi
  • Lời khuyên cho phụ huynh

Phát triển thể chất của bé 20 tháng tuổi

Bé 20 tháng lúc này có thể đi lên và xuống cầu thang một cách an toàn. Đứng trên một chân là một bước quan trọng trong việc phát triển thăng bằng của trẻ. Xem nếu bé của bạn có thể làm điều đó nếu bạn nắm tay bé.

Về vận động tinh bé có thể vẽ đường, đôi bàn tay khéo léo có thể cầm nắm thuàn thục hơn. Bé có thể tạo hình từ những ngón tay, rất tuyệt vời để thực hành phối hợp tay - mắt cho bé.

Bé 20 tháng tuổi đã có thể khéo léo sắp xếp những độ vật xung quanh theo cách riêng của mình, thậm chí một “tòa tháp” đồ chơi cũng không thể làm khó bé được. Khả năng phối hợp các ngón tay đã phát triển tốt đến mức bé đã có thể vẽ tranh rồi đấy. Theo các chuyên gia, những gì bé có thể vẽ không quan trọng bằng việc bé có thể ngồi vẽ nên mẹ đừng quá để ý đến độ xấu đẹp của các tác phẩm nhen.

Cột mốc phát triển:

  • Có thể chạy
  • Có thể nhảy múa hoặc di chuyển theo điệu nhạc
  • Nhảy tại chỗ hoặc từ bậc thềm xuống mặt đất
  • Di chuyển trên cầu thang, có thể cần sự hỗ trợ khi đi xuống
  • Biết đi và kéo theo đồ chơi
  • Có thể sử dụng bàn đạp của xe ba bánh
  • Tự cởi một ít quần áo mà không cần giúp đỡ
  • Có thể dùng muỗng
  • Có thể xếp 6 hình khối thành một tòa tháp
  • Biết gấp giấy

Phát triển nhận thức

Bộ não nhỏ bé của bé liên tục phát triển không ngừng nghỉ, sự học hỏi những điều mới mẻ và khám phá môi trường xung quanh. Khi trí tưởng tượng của bé đang nở rộ, bạn có thể nhận thấy bé sợ hãi hơn. Bé chưa biết cách phân biệt giữa cái gì là thực và cái gì là tưởng tượng. Bé dựa vào mẹ và người thân xung quanh để giúp bé hiểu được suy nghĩ và nỗi sợ của mình.

Khoảng thời gian chú ý của bé vẫn còn rất ngắn, vì vậy ngay cả khi bé rất sợ, bạn thường có thể làm bé mất tập trung sau khi chuyển hướng sự tập trung của bé sang chỗ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ mới biết đi của bạn thích nghịch với cát, nước, lá và bùn. Hãy tạo nhiều trò chơi liên quan đến cát, nước, lá và bùn... bé của bạn sẽ mất cả ngày quanh quẩn không bao giờ chán với nó.

Khi chơi, bé thường dành thời gian tìm hiểu về cơ chế hoạt động của những món đồ chơi yêu thích. Bé bắt đầu chú ý đến nhiều hoạt động xung quanh dù chủ yếu vẫn chơi một mình. Con còn biết ngửi, nghe, chạm và vuốt ve đồ vật. Bé cũng xem xét sự phản ánh hình ảnh của chính mình trong gương.

Bé 20 tháng biết làm gì?

  • Biết được cách sử dụng những vật dụng đơn giản trong nhà (muỗng dùng để ăn, điện thoại dùng để nói chuyện)
  • Bắt chước hành động của người lớn (vứt rác, sử dụng điện thoại)
  • Mô phỏng các hoạt động thường ngày bằng đồ chơi (cho thú nhồi bông ăn)
  • Hiểu rõ mỗi đồ vật đều có tên riêng
  • Chỉ vào một bộ phận cơ thể khi được hỏi (“Đầu của con ở đâu?”)
  • Thực hiện những câu lệnh đơn mà không cần nhìn mẫu (“Ngồi xuống”)
  • Nhớ được vị trí của những món đồ yêu thích khi chúng ở ngoài tầm mắt (bánh quy ở trong tủ, đồ chơi ở trong hộp)

Phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc

Trẻ em học tốt nhất khi trẻ cảm thấy an toàn và yêu thương. Hãy an ủi khi bé cần!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giáo dục trẻ 20 tháng tuổi, hãy sẵn sàng cho sự khởi đầu của cơn giận dữ. Khóc, quăng mình trên sàn nhà, la hét, đá, cắn, đều là một phần của giai đoạn phát triển trẻ mới biết đi này.

Điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh cho chính mình. Bé nhỏ của bạn chưa học được khả năng tự kiểm soát. Bé cần mẹ chỉ cho thấy hành vi đúng đắn. Để khuyến khích bé cư xử tốt, hãy cố gắng không nhượng bộ (quá thường xuyên) cho các cuộc ăn vạ, mè nhao của bé. Thay vào đó, đặt bé vào một nơi yên tĩnh để bé có thể bình tĩnh lại.

Có lẽ bạn đang tự hỏi liệu hành vi của trẻ có bị mất kiểm soát hay không. Một trong bốn trẻ ở độ tuổi này thì là nhạy cảm và khó điều chỉnh để thay đổi. Những đứa trẻ này sẽ dễ bị tức giận hơn. Nếu bạn nghĩ rằng điều này áp dụng cho con bạn, hãy nói chuyện với chuyên gia để tìm ra các chiến lược phù hợp với hoàn cảnh của bạn.

Phát triển ngôn ngữ và lời nói

Các bé trung bình biết và nói từ 15 - 30 từ tại 20 tháng, không có một con số cụ thể về lượng từ nói ở độ tuổi này. Vì vậy, hãy nhìn vào bé, và đi theo hướng dẫn của bé. Nếu bạn lo lắng con chậm nói, nói ít, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 20 tháng tuổi có thể học ít nhất 10 từ mới mỗi ngày và có thể kết hợp để tạo thành một câu đơn giản. Bé cũng đã biết cách kết hợp 2 từ để miêu tả cảm xúc. Thậm chí, nhiều bé còn có thể “viết” nên một câu chuyện thú vị dù các câu chuyện thường không có ý nghĩa hoặc khó nghe do bé vẫn chưa thể phát âm chính xác. Ở tuổi này, các bé thường tự chơi cạnh nhau chứ chưa chơi với nhau. Tuy nhiên bé chưa biết cách chia sẻ hay hiểu được nhu cầu của các bạn khác.

Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi

Để phát triển tốt, trẻ 20 tháng tuổi vẫn cần được tiếp tục uống sữa ít nhất 3-4 lần và ăn 3-4 bữa cháo hoặc cơm.

Thực đơn cho bé 20 tháng, cụ thể là các bữa cháo chính trong ngày của trẻ 20 tháng tuổi vẫn phải có đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết như chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Các loại chất dinh dưỡng này cần phải được kết hợp cân đối tránh thừa, thiếu khiến trẻ phát triển không đều.

Ngoài ra, cũng cần tạo cho trẻ thời gian ăn thật vui vẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn. Lưu ý, đặc biệt tránh ép trẻ ăn thêm đồ ăn khi trẻ không muốn ăn nữa vì làm như vậy khiến trẻ cảm thấy sợ hãi khi tới giờ ăn sau này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời khuyên cho phụ huynh

Khuyến khích sự độc lập cho trẻ 20 tháng bằng cách động viên trẻ nhấc chân, nâng tay khi bạn mặc đồ cho con. Hoặc cũng có thể để con tự xoay sở để tháo giày, dép hay tất. Đừng tiếc lời khen ngợi mỗi khi trẻ vâng lời, chịu hợp tác với mẹ, điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ hơn, cảm thấy mình quan trọng hơn trong mắt bố mẹ.

Trẻ trong những năm đầu đời thường có nguy cơ mắc bệnh cao đặc biệt là những bệnh về thần kinh, co giật. Do đó bố mẹ cần tìm hiểu tiền sử bệnh, yếu tố di truyền trong nhà và có một bảng theo dõi sức khỏe trẻ để có thể cung cấp thông tin cần thiết cho bác sĩ.

Hãy đưa trẻ tới khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm một số bệnh có thể xảy ra và điều trị đúng cách.

Nguồn - theAsianparent Singapore

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis