Bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao? Nhiều ba mẹ lo lắng khi thấy con của mình chậm nói, thậm chí không thể phát âm rõ ràng những tiếng cơ bản như “ba ba”, “mẹ”,… Nếu bé không bị bệnh Down hay tự kỷ, cũng không bị câm điếc bẩm sinh thì rất có thể bé bị chậm nói. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
- Vì sao bé 2 tuổi chưa nói được? Bé có bị chậm nói không?
- Khi nào một đứa trẻ được coi là chậm nói?
- Bé 2 tuổi chưa biết nói có gặp những khó khăn khi trưởng thành không?
- Bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao?
Leslie Rescorla, một nhà nghiên cứu về bệnh chậm nói ở trẻ, cho biết: Chậm nói giống như một cơn sốt. Đó là triệu chứng tìm thấy ở nhiều đứa trẻ với những tình trạng khác nhau, ví dụ như mất thính lực, tự kỷ hoặc hở vòm miệng. Do đó việc chẩn đoán trẻ có bị chậm nói hay không khá là khó khăn!
Vì sao bé 2 tuổi chưa nói được? Bé có bị chậm nói không?
Vì sao bé chậm nói? Để giải đáp câu hỏi này, trước tiên ba mẹ cần hiểu khái niệm “hiểu” và “diễn tả”:
- Hiểu là việc trẻ có thể hiểu những gì ba mẹ nói. Ví dụ, khi ba mẹ nói “Lấy áo và mũ của con đi” mà không chỉ vào những vật dụng đó, trẻ vẫn có thể đi lấy đồ.
- Diễn tả là những điều bé nói – những từ ngữ bé dùng. Không quan trọng bé phát âm như thế nào, quan trọng là cách bé dùng từ và cụm từ như: mẹ đi rồi, nhìn mẹ,…
Nếu bé vẫn hiểu những gì người khác nói, nhưng không thể diễn đạt được ra thành từ ngữ để đáp lại thì chưa thể kết luận là bé bị chậm nói. Bởi trẻ chậm nói có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm lý, để điều trị hiệu quả, việc tìm ra nguyên nhân chính xác rất quan trọng.
- Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ đang gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng. Hoặc có thể trẻ bị mất thính lực, cơ quan chỉ huy gặp vấn đề (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).
- Nguyên nhân tâm lý: Có thể do bé được cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc một biến cố nào đó xảy ra làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý đang ngày càng gia tăng.
- Tự kỷ: Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.
Bài viết liên quan:
Khi nào một đứa trẻ được coi là chậm nói?
Trẻ chậm nói khi ở độ tuổi 18 đến 35 tháng, bé có thể hiểu những gì ba mẹ nói, nhưng có vốn từ vựng để diễn tả hạn chế. Có nghĩa là bé không dùng nhiều từ hay cụm từ kết hợp. Nếu ở 2 tuổi mà bé chưa sử dụng được 50 từ, bé được coi là chậm nói.
Trong khoảng từ 18 đến 20 tháng, bé nên nói được ít nhất 10 từ ở một hoặc nhiều ngôn ngữ. Nhưng tổng số từ bé biết ở tất cả các ngôn ngữ là 10. Trong khoảng 17 đến 20 tháng, bé học được nhiều từ hơn cho đến khi biết 50 từ ở 2 tuổi. Bạn có thể dựa vào những yếu tố này để nhận biết trẻ chậm nói hay không.
Bé 2 tuổi chưa biết nói có gặp những khó khăn khi trưởng thành không?
Có khoảng 15% trẻ em ở độ tuổi 2 chậm phát triển khả năng nói. Nguyên nhân có thể do tiền sử gia đình có người bị chậm phát triển ngôn ngữ. Nếu là bé trai, nguyên nhân có thể là do bé được sinh ra dưới 85% trọng lượng sơ sinh tối ưu, hoặc sinh non dưới 37 tuần tuổi.
Tuy nhiên ba mẹ không nên lo lắng nếu bé 2 tuổi chưa nói được. 50% những bé bị chậm nói sẽ phát triển từ vựng bình thường trước 3 tuổi. Và bé vẫn sẽ phát triển kỹ năng đàm thoại, ngữ pháp khi đi học. Tuy nhiên, trẻ chậm nói ở độ tuổi 2 có thể có kỹ năng ngôn ngữ yếu hơn ở tuổi thiếu niên. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi học đọc, đây là những dấu hiệu trẻ chậm nói.
Bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao?
Kiểm tra thính giác của con
Vấn đề thính giác là nguyên nhân phổ biến khiến bé không nói được. Ba mẹ nên kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo bé không gặp vấn đề thính giác.
Dành 30 phút mỗi ngày để tương tác với bé
Đây sẽ là khoảng thời gian để ba mẹ quan sát và tương tác với bé. Trong 30 phút, bạn quan sát bé thật kỹ. Bạn cần biết bé hứng thú với cái gì? Bé nhìn những thứ gì? Chơi với những món đồ chơi nào. Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn khi ba mẹ nói cho ba biết tên gọi của những vật bé thường nhìn hay hành động bé làm. Ba mẹ không nên dạy trẻ nói về những thứ mà ba mẹ muốn nhưng bé không hứng thú.
Ba mẹ nên tương tác với bé như thế này: “A con đang đi tới ghế sofa. Con vừa ngồi xuống”. Thay vì nói: “Nhìn cuốn sách nè con”. Hành động nhỏ nhưng thực hiện lâu dài sẽ tạo ra tác động lớn.
Bài viết liên quan:
Viết nhật ký giao tiếp
Nhật ký giao tiếp không phải điều gì khó thực hiện. Chỉ cần ba mẹ ghi lại cách bé giao tiếp. Ví dụ như bé dùng cả cơ thể, bé quay đi để nói bé không thích thứ gì đó. Hoặc bé sử dụng một từ cùng một cử chỉ lắc đầu.
Bạn cũng cần ghi lại bé muốn diễn đạt điều gì. Đó được gọi là ý định giao tiếp. Điều này thực sự quan trọng vì bé không đủ từ vựng để diễn tả. Ví dụ bé giơ tay để diễn tả “Bế con lên” hay từ chối điều gì. Mẹ có thể bày bé sử dụng từ ngữ theo những ý bé muốn diễn tả.
Cùng “Nhìn” vào sách
Đọc sách tốt cho mọi kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Nhưng điều quan trọng ở đây là “Nhìn”. Bạn không cần đọc sách để tạo sự hứng thú về cuốn sách hay tăng khả năng ngôn ngữ. Chỉ cần nhìn vào sách cùng bé là đủ.
Ngoài những biện pháp giúp bé 2 tuổi chưa nói được, ba mẹ cũng nên đưa bé đến khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể cho từng bé. Ba mẹ cũng không nên lo lắng quá. Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Ba mẹ hãy quan sát và hiểu rõ từng mốc phát triển của bé để hỗ trợ bé.
Xem thêm
- Phát triển thính giác của trẻ sơ sinh và những gợi ý giúp bé phát triển thính giác
- Phương pháp giáo dục trẻ mầm non của Nhật Bản
- Bé thích ở bên mẹ hơn bố: Lý do vì sao?