Bé 2 tháng tuổi bị ọc sữa là vì nguyên nhân gì? Có cách nào để khắc phục tình trạng này không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 2 tháng tuổi bị ọc sữa có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Tùy vào dấu hiệu mà mẹ cần có cách xử lý phù hợp.

Bé 2 tháng tuổi bị ọc sữa có ảnh hưởng gì không?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa không chỉ đơn giản như các triệu chứng bên trên, nếu đi kèm những triệu chứng khác thường có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Nếu bé sơ sinh bị ọc sữa liên tục dù không bú, hoặc bị ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra có thể do các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng.

Một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên … cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt.

Mẹ cần làm gì khi bé 2 tháng tuổi bị ọc sữa?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh thường chia làm 2 trường hợp, đó là ọc sữa sinh lý và ọc sữa bệnh lý. Tùy theo dấu hiệu và tình trạng ọc sữa của bé mà mẹ cần có hướng chăm sóc con sao cho phù hợp.

Cách xử lý khi bé bị ọc sữa

Mẹ ngay lập tực đặt bé xuống nằm nghiêng 1 bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng. Làm như thế để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hay vào vòi tai bé, sẽ dễ bị viêm tai giữa.

Sau đó mẹ cần nhỏ hay hút và rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Sau 30 phút mẹ có thể cho bé ăn lại. Không cho ăn lại ngay lập tức vì bé còn hoảng sợ và dễ bị trớ tiếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm sóc để giúp bé phòng tránh ọc sữa sinh lý

- Chia nhỏ các cữ ăn, cho ăn và giờ nhất định. Không cho bé ăn quá no.

- Không cười đùa nô giỡn quá nhiều với bé sau khi bé bú xong.

- Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé, bế vác bé trên vai tầm 10 phút hoặc cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng 30 độ.

- Khi bú mẹ nên bú tư thế ngồi đối với những trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường. Dùng hai ngón tay kẹp núm vú lại đê làm sữa chảy chậm hơn nếu mẹ nhiều sữa, tránh bé bú quá nhanh nuốt phải nhiều không khí sẽ dễ bị nấc cụt và ọc sữa hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Làm đặc thức ăn với những bé ọc sữa quá nhiều. Khi bé được 4,5 tháng tuổi mẹ có thể pha thêm một ít bột ăn liền vào trong sữa của em bé .

- Những bé dùng sữa công thức mẹ có thể dùng đến sữa thủy phân để bé dễ tiêu hóa sữa hơn

- Ọc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trường hợp ọc sữa bệnh lý - Các dấu hiệu mẹ cần cảnh giác

Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày.

Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đau bụng quằn quại
  • Bụng trướng
  • Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
  • Co giật
  • Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng
  • Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)
  • Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ

Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng ọc sữa của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt và có thêm các dấu hiệu bất thường trên thì mẹ nên đưa bé đi khám bệnh.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương