Bé 16 tháng tuổi dập nát bàn tay vì máy xay thịt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những vật dụng trong gia đình thường được đặt ở những vị trí thuận lợi, dễ quan sát và sử dụng. Nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là đối với trẻ em. Vụ việc bé 16 tháng tuổi và máy xay thịt dưới đây là một ví dụ.

Máy xay thịt là một dụng cụ rất phổ biến tại Việt Nam. Đi dọc bất kỳ một khu chợ nào cũng có thể thấy hình ảnh chiếc máy này. Không thể phủ nhận sự tiện lợi mà nó mang lại.

Nhưng đôi khi, chỉ vì một phút bất cẩn thôi có thể khiến cuộc đời rẽ sang một hướng khác.

Dập nát bàn tay vì máy xay thịt

Bàn tay bé 16 tháng tuổi bị dập nát

Ngay sáng hôm qua (19/3), Khoa Chấn thương, chỉnh hình và bỏng của Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đang tiếp nhận một trường hợp khá hi hữu. Cháu T.A – 16 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát.

Theo bố mẹ cháu, gia đình có truyền thống làm nghề chả cá và thường xuyên sử dụng máy xay thịt trong sản xuất và chế biến. Ngày 13/3 vừa qua, khi bố mẹ đang vận hành máy, cháu bé 16 tháng tuổi do tò mò đã thò cả bàn tay trái vào trong cối xay đang chuyển động.

Ngay khi phát hiện vụ việc, bố cháu đã vội vàng cắt nguồn điện, sơ cứu rồi chuyển cháu đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An để cấp cứu điều trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời điểm vào viện, các ngón bàn tay 3, 4, 5 bên tay trái của cháu bị dập nát, chảy máu nhiều. Đặc biệt, ngón 3 và ngón 4 gần như bị đứt lìa.

Sau gần một tuần điều trị, cắt lọc và khâu nối gân cơ, mạch máu, kết hợp xương các ngón tay, đến thời điểm này, vết thương của bé 16 tháng tuổi đã dần ổn định. Riêng đốt ngoài cùng của ngón thứ 4 buộc phải cắt bỏ do hoại tử.

Lời khuyên dành cho các bậc làm cha, làm mẹ

Những trò chơi mạo hiểm làm tăng rủi ro cho trẻ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, không quá khó để lên mạng và tìm hiểu những tai nạn thường xảy ra ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

TheAsianParent hệ thống lại như sau:

– Hóc đồ vật (Đồ ăn, đồ chơi…)

– Đuối nước (Ao hồ, trong nhà tắm)

– Tử vong, chấn thương (Bắt chước nhân vật hoạt hình, Momo Challenge…)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Bị bỏ quên trong xe ô tô

– Bị thú nuôi tấn công

Và đa phần, có thể thấy rằng những tai nạn ở trẻ thường xuất phát từ sự thiếu cẩn trọng, thiếu quan sát từ chính người lớn chúng ta. Trẻ em chưa nhận thức được hết sức nguy hiểm đến từ những thứ xung quanh và chính chúng ta phải là người giúp chúng nhận biết.

Người lớn hay dí mặt vào điện thoại khi trông con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng hỡi ơi, kể cả khi cho con đi ra ngoài đường thì người lớn cũng phạm phải nhiều lỗi.

– Dí mặt vào điện thoại

– Quá tập trung buôn chuyện

– Mải ngắm cảnh

– Tập trung vào công việc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vậy nên, có lẽ chẳng gì bằng đặt điện thoại sang một bên, gác công việc lại và tận hưởng một ngày nghỉ đúng nghĩa với các con, phải không nào?


Theo An ninh Thủ đô

Xem thêm:

TAI NẠN THANG MÁY: trẻ bị mắc kẹt trên không- không ai chạy lại cứu

Tai nạn ngộ độc ở trẻ em: Làm sao để tránh?

Bài viết của

DAVE