Bé 15 tháng ăn cơm được chưa? Những lưu ý chăm sóc bé dành cho mẹ

Nhiều gia đình trước đây thường tập cho con cơm khi 15 tháng. Tuy nhiên một số ba mẹ hiện nay lại băn khoăn không biết bé 15 tháng ăn cơm được chưa?

Bé 15 tháng ăn cơm được chưa?

Trẻ 15 tháng ăn cơm được chưa? Trẻ 15 tháng đã có khả năng ngồi thẳng lưng mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào khác. Trẻ cũng có khả năng với lấy thức ăn, cho vào miệng và nhai. Lúc này, trẻ cần bổ sung thật nhiều chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bé cũng cần cung cấp đủ canxi để thúc đẩy quá trình mọc răng và phát triển hệ xương.

Tuy nhiên, việc bé 15 tháng tuổi ăn cơm được chưa thì câu trả lời là: Chưa!

Bé 15 tháng ăn cơm được chưa?

Lý do, trẻ 15 tháng tuổi chỉ mới mọc được khoảng 11 chiếc răng. Dạ dày của trẻ lúc này cũng còn khá nhỏ và rất nhanh đầy. Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thì sau 19 tháng tuổi, khi trẻ có ít nhất 16 răng sữa, ba mẹ có thể cho trẻ làm quen với cơm nát. Đến độ sau 24 tháng tuổi, trẻ có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm.

Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị tổn hại nếu bé ăn cơm quá sớm. Bé sẽ bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Thậm chí, do ăn cơm không đúng thời điểm, bé không thấy ngon. Nếu bố mẹ cố ép con, lâu dần sẽ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Chưa kể, bé có thể có thêm thói quen ngậm thức ăn.

Chế độ ăn của trẻ 15 tháng tuổi

Trẻ 15 tháng ăn cơm được chưa? Trẻ 15 tháng tuổi đã ăn được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bé cũng cần ăn theo chế độ nhiều chất đạm, tinh bột, khoáng chất và vitamin. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn không nên cho bé ăn cơm như người lớn.

Lịch trình ăn hàng ngày đối với một bé 15 tháng tuổi gồm ba bữa chính và 4 bữa phụ. Cụ thể: uống sữa vào lúc 6-7h; bữa sáng chính vào lúc 8h. Bữa gần trưa vào lúc 10-11h, bữa trưa chính vào 13 giờ. Mẹ nên cho trẻ dùng bữa chiều từ 15-16h. Bữa tối chính vào lúc 18h và bữa khuya vào lúc 21h.

Bé 15 tháng ăn cơm được chưa?

Những món ăn cho bé cần được nấu mềm, cắt miếng nhỏ. Để trẻ hứng thú với bữa ăn, mẹ nên chế biến những món mà trẻ thích. Tuy vậy cần linh hoạt uyển chuyển trong việc phối hợp các nhóm thực phẩm mẹ nhé. Đây là cách để ta đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Ngoài ra việc đa dạng món ăn cũng giúp khẩu vị trẻ phong phú hơn.

Nhiều mẹ sẽ thắc mắc khi thấy các bữa ăn của trẻ được chia nhỏ. Lý do như đã đề cập, dạ dày của trẻ còn rất nhỏ và nhanh đầy. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi này, trẻ thường không ngồi yên lâu và rất hay nghịch thức ăn. Việc chia nhỏ bữa ăn là phù hợp nhu cầu sinh lý và tâm lý của trẻ.

Tập cho trẻ ăn cơm nát

Việc tập cho trẻ ăn cơm rất quan trọng vì nó sẽ giúp phát triển cơ hàm cho trẻ. Đồng thời, việc ăn cơm trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Lý do là vì ở tuổi này, các bé sẽ không còn phụ thuộc vào sữa bột hay sữa mẹ nữa.

Để chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm, mẹ nên cho bé tập làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Theo lý thuyết, trẻ có thể ăn cơm nát khi được 2 tuổi. Nếu trẻ mọc răng hàm sớm (thường khoảng 18 tháng tuổi), mẹ có thể cho trẻ ăn cơm nát. Tuy nhiên, ngoài việc trẻ mọc răng hàm, mẹ nên xét thêm thái độ của trẻ. Nếu trẻ tỏ ra không thích ăn cơm nát, mẹ cũng không nên ép trẻ.

Bé 15 tháng ăn cơm được chưa?

Việc chuẩn bị cơm nát không quá cầu kỳ. Vì thế mẹ có thể chuẩn bị khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Khi nấu cơm, mẹ hãy lấy một phần gạo đủ cho bé ăn. Sau đó, mẹ hãy bỏ chúng vào chén sứ và thêm gấp đôi phần nước so với mức bình thường. Khi cơm dành cho cả nhà chín thì cơm trong chén cũng chín nhão phù hợp để bé ăn. Nếu lỡ quên, mẹ có thể lấy một ít cơm chín cho vào nồi nhỏ với một ít nước nóng. Sau đó nấu sôi, hạ lửa nhỏ cho đến khi cơm cạn nước và có độ nhão mà mẹ muốn.

Thay lời kết

Như vậy qua các thông tin trên đây, bố mẹ hẳn đã trả lời được cho câu hỏi “bé 15 tháng tuổi ăn cơm được chưa?”. Ở độ tuổi này, việc cho trẻ ăn là chưa phù hợp. Vì thế mẹ hãy đợi cho đến khi trẻ có ít nhất 16 chiếc răng sữa. Khi đó ta mới dần tập cho bé quen với cơm nát. Sau đó, mẹ dần dần tập cho bé ăn cơm mềm. Không nên nóng vội mà “lợi bất cập hại”, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng