Trẻ bị chướng bụng đầy hơi là triệu chứng thường gặp vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể hoàn toàn phát hiện và xử trí tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng bằng các biện pháp đơn giản dưới đây để bé cảm thấy dễ chịu hơn:
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi có thể bị chướng bụng đầy hơi
- Bé 1 tuổi bị chướng bụng đầy hơi
- Triệu chứng của trẻ bị chướng bụng đầy hơi
- Trẻ 1 tuổi bị chướng bụng đầy hơi – Cha mẹ cần làm gì?
- Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng một số loại thuốc dành cho trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi có thể bị chướng bụng đầy hơi
Các bé sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi hoàn toàn có thể bị chướng bụng đầy hơi do quá trình bú mẹ hoặc bú bình bé có thể nuốt nhiều khí vào bụng. Ti giả cũng là một trong các nguyên nhân có thể khiến bé nuốt phải khí khi đang ngậm vật dụng này.
Bé khóc nhiều hoặc khóc dai dẳng hoàn toàn có thể khiến bé bị đầy hơi. Mẹ càng để bé khóc quá lâu, khí sẽ càng vào trong bụng bé nhiều hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Ngoài ra một nguyên nhân thường gặp nữa là khả năng hấp thụ lactose của trẻ có vấn đề. Với trẻ ăn sữa công thức, tỉ lệ này thường lớn hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Bé có thể bị dị ứng với chất đạm trong sữa bò. Các bé bú sữa mẹ cũng có khả năng bị dị ứng sữa bò nếu mẹ sử dụng các sản phẩm làm từ sữa bò.
Một số biện phòng tránh và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trường hợp sữa tiết ra nhiều mẹ có thể hút ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé, khi trẻ bú bình nên cho uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ, cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục, nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm thì nên giảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm của bé.
Bé 1 tuổi bị chướng bụng đầy hơi
Với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian này bé thường đã chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Lượng thức ăn bé hấp thu được bao gồm 2 nguồn chính là sữa và đồ ăn dặm. Do đó, thức ăn dặm có thể tạo ra khí ga trong dạ dày và ruột của bé. Từ đó gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi của bé.
Triệu chứng của trẻ bị chướng bụng đầy hơi
Nếu quan sát và thấy trẻ có các biểu hiện như dưới đây nghĩa là trẻ bị đầy bụng.
- Bé ợ nhiều và đánh rắm nhiều.
- Bụng bé cứng và phình to hơn bình thường.
- Bé quấy khóc vì khó chịu trong bụng. Đôi khi mẹ sẽ thấy bé ưỡn người.
Trẻ 1 tuổi bị chướng bụng đầy hơi – Cha mẹ cần làm gì?
Một trong các các khá hữu hiệu để giúp bé có thể hạn chế triệu chứng chướng bụng đầy hơi là mát xa vùng bụng cho trẻ. Sau khi tắm hoặc vào khoảng thời gian thư giãn của bé trong ngày, mẹ có thể đặt bé nằm ngửa ra và từ từ mát xa cho bé. Dùng lòng bàn tay từ từ ấn nhẹ lên vùng ngực rồi di chuyển xuống rốn. Sau đó dùng cả hai bàn tay vuốt đằng sau sống lưng của bé. Tiếp đó dùng đầu ngón tay xoa thành vòng tròn tại vùng bụng của bé. Các động tác này sẽ giúp đẩy khí ra khỏi bụng bé, giúp bé giảm hiện tượng chướng bụng đầy hơi.
Bạn có thể chưa biết:
6 cách đơn giản mà hiệu quả giúp trẻ sơ sinh hết chướng bụng đầy hơi
Đầy hơi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả
Để bé nằm ngửa, làm động tác gập chân, kéo sát về phía ngực. Lặp đi lặp lại nhiều lần. Một động tác tương tự nữa là động tác đạp xe đạp. Các động tác này giúp tống khí trong bụng bé rất hiệu quả.
Nếu các cách trên vẫn không hiệu quả, mẹ hãy cho bé ngâm mình trong nước ấm. Độ ẩm của nước sẽ giúp thư giãn các cơ và đẩy khí ra ngoài cơ thể bé.
Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng một số loại thuốc dành cho trẻ nhỏ
Dưới đây là một số loại thuốc cha mẹ có thể sử dụng theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa như:
- Gripe water: Thuốc siro có thể dùng cho bé từ 1 tháng tuổi -3 năm tuổi. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Thành phần chính là các loại thảo dược giúp giảm bớt các bóng khí trong dạ dày, trung hòa axít dư thừa, hạn chế những cơn đau bụng ko rõ nguyên nhân ở các bé sơ sinh. Tuy vậy mẹ cũng cần lưu ý, với các trẻ có vấn đề về thận hoặc dị ứng với thành phần của thuốc, mẹ tuyệt đối không được cho bé sử dụng.
- Thuốc chống axit, chống đầy hơi: Các thuốc này có tác dụng trị chứng đầy bụng trướng hơi. Thuốc được sử dụng sau bữa ăn để đạt hiệu quả cao nhất.
- Men tiêu hóa: Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, loại thuốc này có thể pha vào sữa, thức ăn hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng trẻ. Đối với trẻ trên một tuổi nên uống sau bữa ăn.
Nếu bé 1 tuổi bị chướng bụng đầy hơi kéo dài thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để tránh bị mãn tính. Hoặc trường hợp bé có các triệu chứng như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, không đại tiện được, phân của bé có dính máu thì cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị ngay lập tức.
Bài viết liên quan:
- CHUYỆN TÈ Ị CỦA TRẺ SƠ SINH – Làm thế nào để biết con bình thường?
- Trẻ sơ sinh không ị nhiều ngày – Liệu có phải do bé bị táo bón?
- 12 kiểu phân của trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận dạng sức khỏe bé