Bầu và chất Caffein có ảnh hưởng gì? Có một liên kết nào giữa thai nhi và lượng tiêu thụ caffeine không? Đó là những thắc mắc mẹ bầu thích uống cafe cần giải đáp để thai kỳ.
Bầu và chất caffein có liên quan gì với nhau?
Ai cũng biết có một cơ thể đang phát triển trong cơ thể của chính bạn, và đã có nhiều nghiên cứu khuyên bạn nên cắt giảm lượng caffein trong chế độ ăn uống để duy trì sức khỏe thích hợp.
Tính đến nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra mức an toàn về caffein cho phụ nữ mang thai, và các liên kết thế nào?
Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về vấn đề thiết lập một mức độ caffeine khi ăn uống an toàn cho phụ nữ mang thai.
Nhưng The American Journal of Obstetrics and Gyneacology đã tuyên bố rằng những phụ nữ tiêu thụ hơn 200 mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai, có nguy cơ cao bị sẩy thai.
Vì vậy hầu hết các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên cắt giảm caffein trong khi mang thai hoặc thậm chí trong thời gian khi đang cố gắng thụ thai.
Các mối lo ngại khi tiêu thụ caffeine trong thai kỳ?
Khi bạn uống cà phê, caffeine sẽ đi qua nhau thai vào nước ối và vào máu của thai nhi. Cơ thể của bạn vẫn có thể hoạt động để chuyến hóa và loại bỏ caffeine, nhưng thai nhi vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và do đó cần nhiều thời gian hơn để xử lý caffeine. Kết quả là thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi caffeine nhiều hơn nhiều so với bạn.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng chỉ định rõ những ảnh hưởng chính xác của caffeine đối với thai nhi và thai kỳ. ACOG nói rằng tiêu thụ caffeine ít (ít hơn 200 mg) không phải là vấn đề lớn trong việc gây ra xảy thai hoặc sinh non.
Tuy nhiên, một nghiên cứu qui mô lớn tìm thấy rằng những phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 300 mg caffeine mỗi ngày có khả năng sinh bé nhẹ cân hơn.
Một điều chắc chắn là: Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn không tiêu thụ nhiều caffeine. Nó là một chất kích thích, do đó nó làm tim bạn đập nhanh hơn và làm tăng huyết áp.
Hơn nữa, nó có thể làm cho bạn cảm thấy bồn chồn và gây mất ngủ. Caffeine cũng có thể góp phần vào chứng ợ chua bằng cách kích thích sự tiết axit dạ dày.
Các dấu hiệu này có thể rõ ràng hơn trong diễn tiến thai kỳ. Đó là do khả năng của cơ thể phân hủy caffeine chậm lại, vì thế lượng caffeine trong máu sẽ cao hơn.
Trong ba tháng giữa của thai kỳ, bạn phải mất gấp đôi thời gian để loại bỏ caffeine ra khỏi cơ thể so với khi bạn chưa mang thai. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, bạn gần như phải mất thời gian gấp ba lần.
Điều này có thể ảnh hưởng đến lượng caffeine đi qua nhau thai và tiến đến thai nhi, thai nhi không thể xử lý caffeine một cách hiệu quả. (Điều này cũng đúng đối với trẻ sơ sinh, đó cũng là lý do tại sao bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine nếu bạn đang cho con bú, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên sau khi sinh).
Kiềm chế cảm giác thèm caffeine
Nếu bạn vẫn thường thưởng thức cà phê buổi sáng hoặc uống trà buổi chiều tại nơi làm việc, bạn không cần phải cắt nó ra hoàn toàn. Hãy thử những lời khuyên sau:
- Bạn có thể giảm lượng caffein trong trà bằng cách pha trà trong một thời gian ngắn hơn. Tức là bạn có thể ngâm túi trà của bạn chỉ trong một phút thay vì năm phút để giảm lượng caffeine còn một nửa.
- Nếu bạn yêu thích cà phê, hãy thử chuyển từ cà phê pha với cà phê hòa tan. Bạn cũng có thể làm giảm lượng cà phê xuống một nữa so với trước đây. Caffein không chỉ trong cà phê, mà còn trong các đồ uống khác bao gồm: các loại trà (bao gồm trà xanh), nước ngọt, nước uống thể thao và sô cô la (trừ sô cô la trắng).
- Bạn có thể thử trà không chứa caffein, cà phê hoặc nước ngọt, trong đó có vị gần giống như các phiên bản caffein.
Nếu bạn là một người ghiển cà phê hoặc trà, bỏ hoàn toàn caffeine trong khi mang thai là không dễ dàng. Đối với vài ngày đầu tiên khi cắt bỏ lượng caffein này, bạn có thể gặp:
- đau đầu
- mệt mỏi
- cảm thấy yếu
- buồn ngủ
Bầu và chất Caffein sẽ có ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Hãy thử giảm dần, thì bạn sẽ không cảm thấy khó chịu. Giảm một nửa cốc mỗi ngày, rồi giảm dần theo thời gian, có thể sẽ giúp bạn thích ứng tốt hơn.
Xem thêm:
- Dấu hiệu thai lưu có thể nhận biết không? Cách phòng ngừa như thế nào?
- Thai lưu có cứu được không – Đây là cách các mẹ phải làm ngay để tránh biến chứng nguy hiểm
- Những dấu hiệu mẹ bầu cần nhớ kĩ để phòng tránh thai lưu 3 tháng đầu