Cách chữa an toàn và hiệu quả khi bà bầu bị nghẹt mũi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu bị nghẹt mũi là một triệu chứng bình thường nhưng nó thường đem đến sự khó chịu. Nhiều chị em còn cho rằng mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi. Đừng quá lo lắng, hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm nhiều thông tin về tình trạng này và cách chữa nghẹt mũi hiệu quả nhất bạn nhé!

Các nguyên nhân khiến bầu bị nghẹt mũi

Viêm mũi thai kỳ gây nghẹt mũi

Viêm mũi thai kỳ là tình trạng nghẹt mũi kéo dài từ 6 tuần trở lên, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai. Mức estrogen tăng cao trong thai kỳ có thể khiến niêm mạc mũi bị sưng lên, vì vậy tạo ra nhiều chất nhầy hơn. Bên cạnh đó, lưu lượng máu cũng sẽ tăng khi mang thai, khiến cho các mạch máu nhỏ bên trong mũi của bạn sưng lên và dẫn đến nghẹt mũi.

Viêm mũi thai kỳ khá phổ biến và có thể gặp phải ở 30% phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy, bạn dễ mắc phải viêm mũi thai kỳ vào khoảng tuần thai thứ 13 đến 21, hoặc những tuần cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con, thường trong vòng 2 tuần sau khi sinh.

Các nguyên nhân khác gây nghẹt mũi

Nếu bạn chỉ bị nghẹt mũi và không có các triệu chứng khác thì có khả năng bạn chỉ bị viêm mũi thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác thì bạn có nguy cơ gặp phải các vấn đề:

  • Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh: Nếu triệu chứng nghẹt mũi đi kèm với ho, hắt hơi, đau họng hoặc sốt thì nhiều khả năng bạn đã bị cảm rồi đấy.
  • Viêm xoang: Nghẹt mũi đi kèm với nhức đầu, sốt, chất nhầy màu vàng hoặc xanh, khứu giác giảm, hàm đau... là triệu chứng cho thấy có thể bạn đã mắc viêm xoang.
  • Dị ứng khi mang thai: Các triệu chứng thường gặp của dị ứng là nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mũi hoặc tai… Dị ứng thường không thể phòng ngừa được khi mang thai vì bạn có thể trở nên nhạy cảm với các chất kích thích mà trước này chưa từng bị.

Đôi khi có thể là do nhiều yếu tố hợp lại tạo nên tình trạng nghẹt mũi này.

Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu

Rửa mũi, hút dịch mũi

Khi các triệu chứng nghẹt mũi đang ở tình trạng nặng, bạn có thể tiến hành rửa mũi từ 2-3 lần/ngày. Sau đó, khi các triệu chứng đã có thay đổi tích cực, bạn hãy giảm tần suất xuống còn 1 lần/ngày để tránh làm tổn thương và khô niêm mạc mũi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng tác động rất nhiều đến việc tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Để làm giảm nhanh cách triệu chứng nghẹt mũi, bạn hãy chú ý những vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước: Nước có thể giúp làm lỏng các dịch đặc ở mũi, bạn nên uống nước ấm, hoặc nước ấm pha với chanh và mật ong.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh ăn cay: Các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn, do đó, mẹ bầu bị nghẹt mũi càng nên hạn chế đồ cay nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Kê cao gối khi nằm để dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi.
  • Dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, để giảm bớt cảm giác khó chịu do tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi gây ra.
  • Luyện tập thể thao, vận động nhẹ nhàng cũng giúp làm dịu cơn nghẹt mũi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh tập luyện ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, mùi bia rượu, bụi bẩn và các hoá chất độc hại khác.

Có nên dùng thuốc trị nghẹt mũi cho bà bầu?

Nếu đã áp dụng những cách trên mà không đỡ hơn, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp và an toàn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên thận trọng trong việc sử dụng thuốc khi mang thai:

  • Afrin: Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc nhỏ mũi Otrivin (Xylometazoline): loại thuốc này không an toàn cho các bà mẹ đang mang thai. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Vibrocil: Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống vibrocil vì những ảnh hưởng của thuốc vẫn chưa được xác định.
  • Thuốc xịt mũi Sudafed: Phụ nữ mang thai không nên dùng Sudafed.
  • Sinutab: Sinutab là thuốc xịt mũi dùng để điều trị nghẹt mũi và viêm xoang. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Thuốc xịt mũi phenylephrine hydrochloride: Bạn nên tránh dùng thuốc này có thể gây ra các dị tật cho bé.

Hy vọng rằng những cách chữa trên có thể giúp bầu bị nghẹt mũi thoải mái hơn. Nếu không an tâm, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách bạn nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen