Cân nặng bà bầu theo từng tháng quyết định tới sự phát triển của thai nhi trong thời điểm đó. Mẹ tăng cần đều đặn, đúng chuẩn con khỏe mạnh, thông minh. Mẹ bầu 7 tháng tăng bao nhiêu thì đủ giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh?
Mang bầu tăng bao nhiêu cân là vừa?
Thai phụ tăng cân quá mức sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho mẹ và bé. Có thể khiến quá trình sinh thêm khó khăn, nhiều rủi ro. Đặc biệt trong những tháng cuối là giai đoạn cân nặng dễ tăng nhanh nhất, nên rất cần kiểm soát lại. Để đảm bảo sức khoẻ và cả vóc dáng sau sinh của mình.
- Nếu bạn quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), bạn cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu bạn có cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), bạn cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.Nếu bạn đã thừa cân hoặc béo phì (BMI > 25), bạn chỉ cần tăng thêm 7-11kg, trong đó người béo phì chỉ nên tăng khoảng 7kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu bạn mang thai đôi, bạn cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, xin nhấn mạnh bạn không được giảm cân khi đang mang thai. Cố giảm cân và ăn kiêng quá mức sẽ gây nguy hiểm cho bạn và bé. Chỉ nên điều chỉnh để việc tăng cân chậm lại.
Bầu 7 tháng tăng bao nhiêu là đủ?
Cân nặng của mẹ không chỉ do chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mà do nhiều yếu tố khác nhau quyết định:
- Thai nhi: Trọng lượng khoảng 3.200gr – 3.600gr
- Nhau thai: 500gr – 900gr
- Dịch ối: 900gr
- Sự phì đại tuyến vú: 500gr
- Tử cung: 900gr
- Thể tích máu được gia tăng: 1.400gr
- Mỡ cơ thể: 2.300gr
- Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800gr…
Thời điểm đầu trong tam cá nguyệt thứ 3 này mẹ có thể lên đến 4kg. Chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg.
Theo các chuyên gia thì bình quân khi thai kỳ đến tháng thứ 7 thì em bé trong bụng mẹ nặng khoảng 1,2kg. Có chiều dài khoảng 40 – 44cm. Các bộ phận trong cơ thể bé gần như đã được hoàn thiện như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gần như đã phát triển đầy đủ.
Do đó, mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng từ 5 – 6,5kg trong cả giai đoạn.
Hậu quả của tăng cân quá nhiều khi mang thai
- Khó sinh
- Sinh con quá to
- Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường
- Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái
- Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác
- Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
- Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
- Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
- Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2.
Khi mang thai, tốt nhất hãy quan tâm đến chất lượng của thức ăn, chứ không phải số lượng thức ăn. Mẹ chính là nguồn cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cho con khi con còn trong bào thai, vì vậy hãy cung cấp cho con đủ dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của con. Hãy lắng nghe cơ thể mình và dừng lại khi cảm thấy đủ.
Bà bầu thừa cân nên điều chỉnh như thế nào?
Điều chỉnh chế độ ăn
- Tăng cường rau củ, chất xơ; giảm chất béo, bột – đường
- duy trì chất đạm vừa phải
- kiêng các thức uống, món ăn ngọt nhiều năng lượng như nước ngọt, nước tăng lực, bánh kem…
Thay đổi cách ăn
- Cắt giảm việc ăn vặt
- ăn món luộc, hấp thay cho món chiên, xào
- uống nhiều nước
- ăn ít, chia làm nhiều bữa nhưng chú ý vẫn bảo đảm bữa ăn sáng đầy đủ.
Tập thể dục nhẹ để hạn chế việc tăng cân
Đó cần là các bài tập phù hợp với thai phụ. Bạn có thể tham khảo tại nơi bạn khám thai vì các bệnh viện, khoa sản thường có đơn vị hoặc người chuyên trách về thể dục cho bà bầu.
Đi khám đúng lịch
Trên hết, việc tăng cân quá nhanh dẫn đến ít nhiều nguy cơ cho thai kỳ vì thế bạn nên đi khám thai đúng lịch, trao đổi thêm với bác sĩ đang theo dõi thai về vấn đề kiểm soát cân nặng, những dấu hiệu bất ổn (nếu có).
Mẹ bầu thừa cân không có nghĩa là em bé đủ chất dinh dưỡng. Mẹ bầu hãy có một chế độ ăn riêng và nghiêm ngặt để không bị thừa cân nhưng em bé vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.
Theo theAsianparent
Xem thêm
- Cân nặng đúng chuẩn của thai nhi tháng thứ 7 mẹ bầu nhất thiết phải thuộc nằm lòng
- Mang thai tháng thứ 7: Con đạp mạnh và cần thận trọng với nguy cơ sinh non
- Thai nhi tháng thứ 7 – những thay đổi kì diệu với cả mẹ và bé!
- Làm thế nào để phòng tránh được nguy cơ dọa sinh non khi mang thai 7 tháng?