Mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 liệu có nguy hiểm

Mang thai tháng thứ 7 các cơn gò xuất hiện rất sớm với tần suất dày đặc. Thỉnh thoảng bụng mẹ bầu bị gò cứng, lệch sang một bên, đau thành từng cơn dài, bị chuột rút hay xuất huyết. Đây là những dấu hiệu của cơn đau bụng bất thường.

Bầu 7 tháng đau bụng dưới có thể là dấu hiệu bình thường do áp lực từ cân nặng thai nhi. Tuy nhiên nếu có kèm dấu hiệu bất thường như bụng mẹ bầu bị gò cứng, lệch sang một bên, đau thành từng cơn dài, bị chuột rút hay xuất huyết thì mẹ nên đi khám ngay để tránh các tình huống không mong muốn xảy ra.

  • Tại sao mẹ bầu 7 tháng đau bụng dưới khi mang thai?
  • Bầu 7 tháng đau bụng dưới có nguy hiểm không?
  • Mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 nên làm gì?

Tại sao mẹ bầu 7 tháng đau bụng dưới khi mang thai?

Bước sang kỳ tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ và thai nhi có những thay đổi nhất định. Lúc này, thai nhi đang dần hoàn thiện cơ thể. Hệ tiêu hoá và thận đã phát triển đầy đủ. Móng tay, móng chân bắt đầu xuất hiện. Kích thước bé lớn dần lên nên chiếm nhiều không gian trong tử cung hơn trước.

Vì bị giới hạn không gian nên bé ít di chuyển hơn. Bé tập định vị bản thân theo chiều dọc, khám phá cơ thể và những bộ phận, cơ quan. 1,2kg là cân nặng lý tưởng và 40 – 44cm là chiều cao tiêu chuẩn của thai nhi tháng thứ 7.

B­ước sang tháng thứ 7 mẹ nên cẩn trọng hơn với các cơn đau bụng

Sự “tăng tốc” của thai nhi trong kỳ tam cá nguyệt cuối cùng khiến nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi đột ngột. Hay cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng kéo dài khiến sức khoẻ mẹ giảm sút, tâm lý khó chịu. Trọng lượng thai nhi tăng lên, mẹ sẽ cảm thấy hơi nặng nề. Cơ hoành, gan và ruột chịu nhiều áp lực hơn. Các hoạt động của mẹ cũng trở nên chậm chạp hơn.

Và hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 cũng xuất hiện rất thường xuyên!

Bầu 7 tháng đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết: Trong bất kỳ cuộc khám thai nào, mẹ bầu nên là người chủ động nói lên các vấn đề mà mình đang gặp phải, mức độ nghiêm trọng và tiến triển của bệnh như thế nào. Nếu gặp các triệu chứng sau đây, mẹ nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi cho chuyên gia để nhận được sự giúp đỡ:

  • Đau bụng dữ dội kèm theo xuất huyết âm đạo
  • Sốt cao kèm theo đau bụng mạnh
  • Đau bụng trên nặng lan dần xuống đau bên hông phải hoặc trái
  • Đau bụng kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi, đau đầu.

Đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu gặp các cơn đau bụng bất thường thì tuyệt đối mẹ không được chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu sinh non. Nếu không thể xử lý tại nhà, mẹ nên đến ngay các trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời tránh các tình huống không mong muốn xảy ra.

Phản ứng thường gặp trong thai kỳ

Tháng 7 là giai đoạn thai nhi đã tương đối hoàn thiện về mọi mặt. Sự phát triển về kích thước và trọng lượng của thai sẽ chèn ép lên các thần kinh và các khớp. Cảm giác đau vùng thắt lưng và hai bên hông dẫn đến sự xuất hiện của những cơn đau bụng dưới.

Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến gặp ngay bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn.

Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sinh non

An toàn cho mẹ khi đau bụng dưới khi mang thai

Các cơn gò xuất hiện rất sớm với tần suất dày đặc. Thỉnh thoảng bụng mẹ bầu bị gò cứng, lệch sang một bên, đau thành từng cơn dài, bị chuột rút hay xuất huyết. Đây là những dấu hiệu của cơn đau bụng bất thường.

Những trường hợp có thể xảy ra là:

  • Sảy thai hoặc thai chết lưu: Dù đã mang bầu đến tháng thứ 7, mẹ vẫn có nguy cơ sảy thai cao. Thậm chí, tỷ lệ thai chết lưu cũng rất cao;
  • Tiền sản dịch: Với mẹ bầu tháng thứ 7, biến chứng này cực kỳ nguy hiểm. Mạch máu, thận, gan và nhau thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tiền sản dịch. Kèm theo đau đầu, thị giác không ổn định, đau lưng, âm đạo ra nhiều máu, … Mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời xác định tình trạng sức khoẻ;
  • Dấu hiệu sinh non: Nếu mẹ thấy đau bụng dưới khi mang thai tháng thứu 7 kèm ra máu ở âm đạo, đây có thể là dấu hiệu sinh non. Đau bụng tháng thứ 7 thai kỳ ở vị trí gần tử cung kèm theo ra huyết ở âm đạo thì đây là dấu hiệu bong nhau non, sinh non. Hãy thăm khám bác sĩ ngay để có cách phòng tránh kịp thời;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau căng cứng bụng kèm tiểu buốt, tiểu rắt, có mùi hôi ở âm đạo, chảy máu… là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 nên làm gì?

Đi bộ và hít thở

Nếu tinh thần được thoải mái, cơn đau cũng giảm đi rất nhiều. Vận động nhẹ nhàng sẽ cải thiện tâm lý rất tốt. Đi lại từng quãng ngắn, nhẹ hít thở không khí sẽ giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn. Nhưng mẹ nên tránh đứng, ngồi một tư thế quá lâu nhé!

Mẹ có thể đi bộ hoặc tập những bài yoga để thư giãn

Tắm nước ấm

Nước ấm có khả năng xoa dịu tinh thần rất tốt. Tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp mẹ vơi đi cơn đau rõ rệt đấy!

Nghỉ ngơi

Thời điểm này, bụng mẹ đã to dần. Mẹ không còn dễ dàng nằm ngửa nữa. Nằm nghiêng giúp mẹ thoải mái hơn nhiều, cơn đau cũng giảm đi không ít. Một miếng đệm chân sẽ là trợ thủ đắc lực cho mẹ bớt đau.

Mặc quần áo chất liệu cotton

Chất liệu cotton mang đến cho mẹ cảm giác dễ chịu tuyệt vời. Đặc tính thoáng khí sẽ “giải quyết bài toán nhiệt độ” cho mẹ bầu vào những ngày nắng nóng nực. Hoặc khi mẹ vận động mạnh, ra mồ hôi, chất liệu sẽ phát huy tối đa tác dụng khiến mẹ cực kỳ ưng ý đấy!

Mẹ cần tránh làm gì?

  • Tuyệt đối không cúi gập người. Bụng mẹ bầu đã khá to nên mẹ cần chú ý nhiều đến tư thế di chuyển
  • Tránh xa rượu bia, thuốc, chất kích thích
  • Không vận động mạnh, không bê mang vác vật nặng gây áp lực lên bụng
  • Thính giác của bé 7 tháng đã dần hoàn thiện. Âm thanh môi trường bên ngoài quá lớn sẽ làm bé giật mình. Mẹ nên tránh lui tới những nơi ồn ào nhé!

Tam cá nguyệt thứ 3 rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Mẹ đừng vội chủ quan khi đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7. Bất kì thay đổi nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Đảm bảo lịch khám định kỳ để mẹ khoẻ thai ngoan nhé!

Bài viết của

Nhi Le