Bụng to gần sinh vẫn bị nôn, mẹ bầu nên biết những điều này để tránh nguy hiểm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 7 tháng bị nôn khiến nhiều mẹ sắp sinh hoang mang không biết do chứng ốm nghén kéo dài hay thai nhi có vấn đề. Trên thực tế, có đến 1/3 các mẹ bầu gặp tình trạng buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ nên không phải bất thường.

Các bác sĩ chuyên ngành cũng cho rằng có nhiều nguyên nhân và tuỳ theo mức độ mà chứng nôn gần sinh có ảnh hưởng việc sinh con bình thường hay không.

Vì sao bầu 7 tháng bị nôn?

Chứng buồn nôn và nôn ở giai đoạn cuối thai kỳ không hiếm gặp ở nhiều mẹ bầu. Theo nhiều nghiên cứu, một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là:

Thai nhi sắp sinh lớn nhanh

Kích thước thai nhi phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây buồn nôn. Em bé trong bụng mẹ ở tháng thứ 7 lớn nhanh để sẵn sàng ra đời, tử cung phát triển chiếm diện tích trong ổ bụng, chèn ép các cơ quan khác như ruột và dạ dày gây buồn nôn, khó tiêu, thường ợ nóng.

Đồng thời, sự di chuyển của thực phẩm từ dạ dày vào ruột non cũng chậm lại do hẹp đi, gây ra tình trạng ứ trệ dạ dày.

Buồn nôn 3 tháng cuối cũng thường diễn ra

Thay đổi hormone gần sinh

Ốm nghén 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối lý do phần lớn là vì sự biến động của các hormon sinh sản phụ nữ. Việc mẹ bầu bước vào giai đoạn cuối thai kỳ cũng là lúc nội tiết tố thay đổi đột ngột.

Một số hormone sẽ làm mẹ thay đổi vị giác, đôi khi thèm ăn nhưng cũng nhiều lúc chán ăn, nôn ói nhiều hơn khi ăn phải thức ăn không phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trào ngược dạ dày

Việc thai nhi lớn nhanh và hormone thay đổi có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn là trào ngược dạ dày thực quản, hay còn gọi là ợ nóng làm bà bầu 7 tháng nôn liên tục.

Van dưới cùng thực quản thường đóng khi thức ăn đã vào dạ dày, nay vì sức ép hoặc giãn cơ do hormone đã mở ra, khiến acid dạ dày đi ngược lên thực quản. Nó gây ra cảm giác nóng cùng với buồn nôn.

Cảm giác buồn nôn do trào ngược gây ra đôi khi đau đớn vùng thượng vị nhưng không đáng lo lắng. Mẹ bầu có thể kê gối cao hơn khi ngủ để hạn chế trào ngược.

Kê gối cao khi ngủ sẽ dễ chịu hơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Báo hiệu tiền sản giật

Buồn nôn, rối loạn về tiêu hoá còn có thể là triệu chứng đi kèm với biến chứng tiền sản giật. Biến chứng nguy hiểm này có thể phát triển ở các tháng cuối thai kỳ, gần sinh.

Dấu hiệu sắp sinh

Buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ đôi khi cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy sắp chuyển dạ. Nếu mẹ bầu thấy thêm các biểu hiện như đau lưng, chuột rút, tiêu chảy, tăng áp lực khung chậu và tăng tiết dịch âm đạo thì rất có thể là báo hiệu sắp sinh.

Bầu 7 tháng bị nôn có sao không?

Nôn ở 3 tháng cuối thai kỳ là tình trạng phổ biến và thường không nguy hiểm nếu ở mức độ chịu đựng được. Nếu như mẹ bầu buồn nôn khi mang thai ở tháng thứ 7 mà không có biểu hiện nguy hiểm như chóng mặt, đau đầu dữ dội, huyết áp cao, sụt cân hoặc tăng cân đột ngột,… thì đừng quá lo lắng.

Nếu kèm theo tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt nên cẩn thận

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Buồn nôn do ăn uống hay thay đổi hormone cũng như ốm nghén thông thường, không gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu cũng như quá trình sinh nở.

Nhưng mẹ cũng nên chú ý sử dụng một số biện pháp cải thiện. Vì nôn nhiều có thể làm mẹ bầu mệt mỏi, mất nước, khó chịu, mất dinh dưỡng, không còn sức vượt cạn.

Tuy nhiên, nếu thấy chứng nôn kéo dài kèm theo giảm thị lực, đau đầu hoa mắt, tăng huyết áp, sưng phù thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng tiền sản giật.

Biến chứng này có thể gây suy gan, đột quỵ, suy thận, động kinh, ứ dịch trong phổi và tạo ra huyết khối. Tiền sản giật có thể là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đối với cả thai nhi và mẹ bầu.

Cải thiện tình trạng nôn ở bà bầu 7 tháng

Uống nhiều nước để cung cấp cho cơ thể sau nôn

Tình trạng buồn nôn và nôn có thể gây khó chịu, mệt mỏi. Để đảm bảo đủ lượng nước, dinh dưỡng và giúp mẹ bầu vượt qua cơn ốm nghén cuối cùng của thai kỳ, một số lưu ý mẹ có thể áp dụng tại nhà như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là sau bữa ăn để phòng tránh bị mất nước.
  • Ăn bánh mì, ngũ cốc và các loại hạt khô giúp no bụng và giảm buồn nôn.
  • Ăn bữa nhỏ, chia làm nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no để tiêu hoá được dễ dàng hơn.
  • Tuy nhiên không ăn gần giờ khi ngủ để tránh khó tiêu, trào ngược.
  • Hạn chế tối đa thức ăn cay, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc đồ ngọt, thức ăn nhanh nhiều chất béo.
  • Ngủ đủ giấc và ngủ thêm vào buổi trưa để cơ thể mẹ tăng cường trao đổi chất. Cảm giác mệt mỏi có thể khiến chứng buồn nôn nặng hơn
  • Lưu ý không nên nằm ngay sau bữa ăn mà nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng cho mau tiêu hoá.

Ăn các bữa nhỏ với hạt, đậu làm no, đủ dinh dưỡng

Tuy bầu 7 tháng bị nôn không quá nghiêm trọng nhưng nếu chứng buồn nôn nặng hơn, nôn trầm trọng và đuối sức, chảy máu hay hoa mắt, mẹ nên đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham