Bầu 35 tuần đau bụng râm râm có thể là dấu hiệu sinh non nguy hiểm cần được thăm khám cẩn thận. Nếu mẹ thấy có những triệu chứng khác báo hiệu chuyển dạ sinh non thì bác sĩ sẽ có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
- Sự phát triển của thai nhi 35 tuần
- Bà bầu 35 tuần đau bụng râm râm có phải dấu hiệu chuyển dạ sinh non?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ nghi ngờ bầu 35 tuần đau bụng râm râm là dấu hiệu sinh non?
Sự phát triển của thai nhi 35 tuần
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, cân nặng của bé ở tuần này vẫn tiếp tục tăng. Con đang ở vị trí ổn định và dần di chuyển xuống vùng thấp hơn trong khung xương chậu của mẹ để chuẩn vị được sinh ra, dẫn đến bàng quang bị chèn ép khiến mẹ buồn đi tiểu hơn.
- Con đã khá hoàn thiện ở tuần thai này
Hầu hết các cơ quan nội tạng đã hoàn thiện, thận bé đã phát triển đầy đủ và gan đã có thể xử lý một số sản phẩm thải. Chiều dài của bé tiếp tục tăng lên ở mức khoảng 50 – 51 cm. Tốc độ phát triển trí não của thai nhi tiếp tục tăng lên nhanh chóng và sẽ tiếp tục như vậy trong suốt 3 năm đầu đời.
Bà bầu 35 tuần đau bụng râm râm có phải dấu hiệu chuyển dạ sinh non?
Thời điểm này mẹ sẽ gặp những tình trạng nào không thoải mái?
Bước vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Mệt mỏi
- Đi tiểu thường xuyên
- Khó ngủ
- Ợ nóng
- Sưng mắt cá chân, ngón tay hoặc mặt
- Bệnh trĩ
- Đau thắt lưng với đau thần kinh tọa
- Ngực mềm
- Hiện tượng chảy nước, sữa (sữa non) từ bầu ngực
Nếu bà bầu 35 tuần sinh trong thời gian này, em bé sẽ được coi là sinh non và sẽ cần được chăm sóc đặc biệt.
- Vì sao mẹ đau bụng dưới lâm râm?
Vậy đau bụng râm ran lúc này có phải dấu hiệu sinh non?
Nếu bà bầu 35 tuần đau bụng râm râm như lúc sắp đến chu kỳ kinh bất ngờ thì nên cảnh giác, vì đây cũng là một trong những dấu hiệu báo hiệu sinh non. Ngoài ra, những triệu chứng sau cũng cảnh báo cho mẹ nguy cơ con đang “lâm le” muốn chào đời sớm hơn dự kiến như:
- Đau âm ỉ ở thắt lưng và kéo dài trong nhiều ngày
- Cảm giác tau tức vùng xương chậu
- Dịch âm đạo bất thường và luôn trong tình trạng ẩm ướt kèm theo chút máu hoặc chất nhầy
- Cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy
Hãy luôn thông báo với bác sĩ khi bất ngờ có một triệu chứng bất thường hay khiến mẹ lo lắng. Đây là điều cần thiết và nên làm khi cơ thể gặp tình trạng khó chịu.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ nghi ngờ bầu 35 tuần đau bụng râm râm là dấu hiệu sinh non?
Các xét nghiệm về chuyển dạ sinh non
Nếu thai phụ 35 tuần đau bụng râm râm và kèm theo những triệu chứng khác báo hiệu chuyển dạ sinh non thì bác sĩ sẽ có thể thực hiện:
- Dùng một máy theo dõi thai nhi được sử dụng để kiểm tra các cơn co thắt và đảm bảo rằng em bé không gặp bất kỳ tình trạng nào.
- Cổ tử cung sẽ được kiểm tra để xác định xem có đang mở hay không.
- Mẹ bầu 35 tuần đau bụng râm râm có thể được siêu âm để đánh giá lượng nước ối và kích thước và tuổi thai của em bé.
Nếu các xét nghiệm kiểm tra cho thấy thai phụ chưa chuyển dạ, bác sĩ có thể cho mẹ về nhà nếu không có gì cần ở lại bệnh viện để theo dõi.
- Đau bụng có thể là dấu hiệu sinh non
Nếu bác sĩ cho rằng mẹ đang chuyển dạ sinh non?
Vì mỗi ngày em bé còn trong bụng mẹ thì tỷ lệ cải thiện cơ hội sống sót và sức khỏe tốt hơn của con càng cao, do đó mục tiêu chính của bác sĩ sẽ là cố gắng trì hoãn chuyển dạ càng lâu càng tốt.. Mẹ cũng có thể được cho về nhà nghỉ ngơi với đầy đủ dặn dò cần thiết. Hoặc, tùy thuộc vào những biến chứng khác mà mẹ có thể gặp phải, bác sĩ có thể giữ mẹ lại bệnh viện. Lúc này, mẹ có thể được đội ngũ y tế thực hiện những điều sau:
- Truyền dịch tĩnh mạch: cơ thề càng có nhiều nước thì khả năng các cơn co thắt tiếp tục càng thấp
- Thuốc kháng sinh: mẹ bầu cũng có thể được cho dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt nếu việc kích hoạt chuyển dạ là do nhiễm trùng
- Thuốc corticosteroid: Vào năm 2017, Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cũng đưa ra khuyến nghị một số phụ nữ có nguy cơ sinh non cũng được sử dụng corticosteroid trước sinh trong giai đoạn cuối sinh non, hoặc giữa tuần thứ 34 và 37 của thai kỳ để hỗ trợ phát triển phổi ở thai nhi.
Nếu tại bất kỳ thời điểm nào bác sĩ xác định rằng rủi ro đối với mẹ hoặc con lớn hơn nguy cơ sinh non, bác sĩ sẽ không cố gắng hoãn sinh.
Luôn nhớ khám thai kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, quan tâm chăm sóc đời sống thể chất và tinh thần, và luôn quan sát kỹ cơ thể luôn không bao giờ thừa, mà còn đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.