Cẩm nang chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối để về đích vượt cạn an toàn

Chặng đường cuối cùng của mẹ bầu đang dần dần cán đích. Đây cũng là mốc quan trọng nhất trong cả 1 thai kỳ, từ tuần thai thứ 24 đến tuần thứ 42.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 3 tháng cuối cần hết sức cẩn trọng với chế độ dinh dưỡng, các biểu hiện khó chịu của thai kỳ cũng như lưu ý các dấu hiệu dự sinh có thể "ập đến" bất kỳ lúc nào. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Chế độ ăn uống tốt nhất cho thai nhi 3 tháng cuối
  • Thực phẩm chuẩn bị cho cơ chế sản xuất sữa của tuyến vú
  • Các thay đổi và khó chịu cơ thể có thể xuất hiện
  • Các triệu chứng bất thường nguy hiểm với thai nhi 3 tháng cuối

Mẹ bầu 3 tháng cuối cần lưu ý những điều gì về chế độ ăn uống tốt nhất cho thai nhi?

Chặng đường cuối cùng của mẹ bầu đang dần dần cán đích. Đây cũng là mốc quan trọng nhất trong cả 1 thai kỳ, từ tuần thai thứ 24 đến tuần thứ 42.

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của bé trong 3 tháng cuối này của thời gian mang thai. Nếu mẹ bầu quá kén chọn, sợ tăng cân, ăn ít, ... đều có thể khiến hệ thần kinh của thai nhi không hoàn thiện.

Chính vì vậy, nếu muốn bé thông minh ngay từ trong bụng, mẹ bầu nhớ chú trọng đến các chất có tác dụng góp phần phát triển các tế bào thần kinh như protein, sắt, kẽm, i-ốt và folic.

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

 

Mẹ cần tăng bao nhiêu cân trong 3 tháng cuối?

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, mức tăng cân khuyến nghị phụ thuộc vào thể trạng trước khi mang thai của bà bầu:

1. Với mẹ bầu có tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI = 18,5 – 24,9):

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mức tăng cân của người mẹ trong thai kỳ nên đạt là 10 – 12 kg.

Mức tăng cân trong ba tháng cuối là 5 - 6 kg.

2. Với mẹ bầu có tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI < 18,5):

Mức tăng cân nên đạt 1/4 so với cân nặng trước khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Với mẹ bầu có tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI > = 25):

Mức tăng cân chỉ nên đạt 15% so với cân nặng trước khi mang thai.

Đừng bỏ lỡ

Lợi ích tuyệt vời của thai giáo trong 3 tháng cuối thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung các thực phẩm để chuẩn bị cho cơ chế sản xuất sữa của tuyến vú

Từ các tuần 27 trở đi, hầu hết mẹ bầu đều sẽ thấy sữa non đã xuất hiện. Lúc này, không những mẹ phải lưu ý đến các món ăn giúp con tăng cân tốt mà còn phải cung cấp đủ dinh dưỡng để cơ thể tích lũy, bồi bổ giúp sản xuất sữa ngay sau khi bé chào đời.

Cần lưu ý rằng:

Bổ sung các món ăn chứa nhiều sắt, giúp hình thành hồng cầu. Lượng hồng cầu nhiều sẽ giúp đưa oxy đến các bộ phận của cơ thể, nuôi dưỡng tế bào, trong đó có các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ được tăng lên.

Gợi ý thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu:

  • các loại thịt đỏ (thịt bò)
  • gan
  • lòng đỏ trứng
  • đậu đỗ
  • rau xanh
  • các loại quả chín giàu vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt (cam, quýt, xoài, ổi…).

Tiếp tục bồi bổ với các thực phẩm giàu canxi, chất cần thiết để phát triển hệ cơ xương cho thai nhi. Đây cũng là một trong các chất giúp tạo sữa mẹ tốt hơn.

Gợi ý thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu 3 tháng cuối:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sữa
  • Tôm cá loại nhỏ
  • Các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua
  • Ngũ cốc như các loại đậu đỗ, đậu phụ, yến mạch, ...
  • Các loại hoa quả giàu canxi như cam, kiwi, quả mận khô, chuối, dâu tây, ...
  • Rau xanh chứa canxi như súp lơ, rau cải xanh, rau chân vịt, cà rốt, cải thảo, đậu rồng, măng tây và cần tây.
  • Trứng
  • Thịt
  • Các loại hải sản

Mẹ bầu đừng quên thêm vào bữa ăn các thực phẩm giàu vitamin C và vitamin D, 2 loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi. Một lưu ý đặc biệt nữa là các loại vitamin người mẹ hấp thụ được qua thức ăn sẽ làm gia tăng các tế bào quanh núm vú mẹ, nhờ đó mà người mẹ sau sinh sẽ dễ dàng có sữa về cho con bú.

Gợi ý bổ sung vitamin C và vitamin D cho mẹ bầu 3 tháng cuối từ các thực phẩm như:

  • Hoa quả họ cam
  • Cà chua
  • Rau xanh
  • Lòng đỏ trứng
  • Thịt
  • Ngũ cốc
  • Sữa.

Mẹ bầu 3 tháng cuối cần lưu ý các thay đổi và khó chịu cơ thể có thể xuất hiện

Càng gần thời điểm đến ngày gặp bé, những thay đổi trong cơ thể cũng như trọng lượng của mẹ và bé sẽ có nhiều điều biến đổi.

Không những người trở nên nặng nề hơn mà các triệu chứng đau nhức cũng gia tăng. Chẳng vậy mà 3 tháng cuối cũng có thể coi là thời điểm thử thách lòng kiên nhẫn, sự can đảm và tình yêu của người mẹ dành cho em bé đang ở trong bụng.

Thông thường một bà bầu 3 tháng cuối sẽ phải đối mặt với những chuyện "khó nói" như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Cân nặng thường tăng nhanh, ít nhất là khoảng 5kg trong cả 3 tháng. Vì vậy không ít mẹ từ nhẹ nhàng thì giờ đây ì ạch và lạch bạch đến mức bức bối.

- Chiếc bụng to kềnh càng vì tử cung ngày càng lớn để bé yêu được phát triển tốt nhất.

- Nhiều mẹ sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ giả như gò cứng bụng, đau bụng nhưng không quá trầm trọng.

- Tình trạng táo bón có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là phải rặn cực kỳ khổ sở. Hậu quả sau đó, rất có thể mẹ bầu sẽ bị trĩ hoặc cảm thấy vô cùng đau đớn mỗi khi đi ngoài vào những tháng cuối cà sau khi sinh.

- Khó thở hơn do tử cung giãn rộng khiến các bộ phận cơ thể ở phía trên bị đè ép, đặc biệt là cơ hoành. Diện tích hoạt động của phổi bị hẹp lại. Vì vậy mà nhiều mẹ thấy lúc nào cũng như hết hơi. Tuy nhiên, khi bụng tụt mẹ sẽ cảm thấy đỡ hơn.

- Có thể xuất hiện các dấu hiệu phù nề do lượng nước tích trữ trong cơ thể gia tăng. Hãy lưu ý rằng, nếu phù nề quá mức, mẹ bầu cần tuyệt đối nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng, không đi lại quá nhiều.

- Són tiểu, chuột rút cũng là các triệu chứng dễ diễn ra vào 3 tháng cuối này. Thêm vào đó, đau lưng, nhức mỏi sẽ ngày càng gia tăng khiến nhiều mẹ bầu bị mất ngủ.

- Khi vùng xương chậu bắt đầu giãn ra để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở cũng là lúc nhiều mẹ bị đau thường xuyên vùng xương mu và thậm chí là cả vùng kín mỗi khi đi lại, lên xuống cầu thang.

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Đừng bỏ lỡ

Các triệu chứng bất thường nguy hiểm với thai nhi 3 tháng cuối

Đây là thời điểm có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, bé chào đời sớm. Do đó, mẹ bầu 3 tháng cuối cần hết sức chú ý theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện các bất thường của cơ thể như:

  • Sốt cao không rõ lý do.
  • Đi tiểu có cảm giác buốt, đau rát và ra máu.
  • Đau bụng dưới dữ dội.
  • Ra máu vùng kín.
  • Có nhiều khí hư một cách bất thường, ngứa ngáy và có mùi hôi.

Mẹ bầu 3 tháng cuối đã biết về các dấu hiệu chuyển dạ?

(Nguồn ảnh: Unsplash)

Dấu hiệu chuyển dạ có thể là giả nếu như người phụ nữ mang thai chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyện sinh nở. Mẹ bầu cần quan sát và lưu ý kĩ càng để kịp thời đến bệnh viện cũng như phòng tránh được tình trạng sinh non hoặc sẵn sàng cho quá trình bé chào đời được an toàn.

Những dấu hiệu chuyển dạ thực sự mẹ bầu cần nắm vững gồm:

Ra máu báo. Thông thường trong quá trình mang thai sẽ không có máu ở vùng kín. Do đó, nếu xuất hiện máu chảy ra ở thời điểm 3 tháng cuối, mẹ hãy nghĩ đến trường hợp có thể là sắp đến thời điểm dự sinh. Mẹ bầu nên đến phòng khám để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Hiện tượng rỉ ối. Để nhận biết là nước ối hay nước tiểu, mẹ bầu cần:

- Quan sát màu nước. Nếu trong, không màu, không mùi, đó chính là nước ối.

- Sử dụng giấy quỳ để kiểm tra. Nếu giấy quỳ đổi sang màu xanh đen thì đó là nước ối, không chuyển màu thì à nước tiểu.

Thai nhi đạp ít

Mẹ bầu cần kiểm tra số lần thai đạp trong một ngày. Cách kiểm tra thai máy như sau:

Đếm bé máy sau mỗi bữa ăn (bữa sáng, trưa, tối), trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Nếu bé máy 4 lần trở lên trong 30 phút nghĩa là thai nhi bình thường.

Khi thấy con đạp ít hơn 4 lần trong thời gian như trên, mẹ hãy đếm tiếp cho đến khi đủ 4 tiếng đồng hồ. Mẹ có thể tác động để giúp bé máy bằng cách như:

– Thay đổi tư thế (ví dụ nằm nghiêng bên trái một lúc)

– Ăn đồ ngọt và đợi tầm 2-3 phút

– Nghe nhạc (thai nhi rất thích máy khi nghe thấy âm nhạc)

– Thử ấn vào một bên thành bụng xem bé có phản ứng lại không

– Uống nước lạnh hay một cốc sữa lạnh.

– Sử dụng đèn pin chiếu vào thành bụng để kích thích bé như phương pháp thai giáo bằng ánh sáng

Nếu bé đạp hơn 10 lần trong 4 giờ, nghĩa là con bình thường và tiếp tục kiểm tra số lần máy của bé vào các bữa ăn tiếp theo.

Trường hợp trong vòng 4 tiếng con đạp ít hơn 10 lần hoặc có những chuyển động yếu ớt thì nghĩa là có điều gì không ổn, mẹ cần khẩn trương đi khám ngay lập tức.

Các cơn gò xuất hiện ngày càng nhiều

Khi cơn gò xuất hiện dài hơn 2 phút và với tần suất ngày càng nhiều thì đó chính là dấu hiệu dự sinh chính xác nhất. Lúc này người mẹ nên khẩn trương đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Cơ thể mẹ bầu 3 tháng cuối thường có nhiều thay đổi rõ rệt. Chỉ cầ mẹ bầu chịu khó theo dõi cẩn thận sẽ đảm bảo phòng tránh được các nguy cơ sinh non và vượt cạn an toàn nhất có thể.

Theo theAsianparent Thailand, Ba tháng cuối thai kỳ nên tăng tối đa 5-6kg - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương