Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày như thế nào là hợp lý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày như thế nào là thắc mắc của nhiều bà mẹ khi con bước vào giai đoạn mới. Giới thiệu những thức ăn khác ngoài sữa mẹ là một cột mốc trong hành trình yêu thương của hai mẹ con.

Nguyên tắc chia bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Ở giai đoạn ăn dặm, quan trọng nhất là tìm niềm yêu thích cho trẻ khi thử các thức ăn mới. Và khi cơ thể bé tiếp nhận thức ăn mới, mẹ cần biết được thời gian cần đủ để các loại thực phẩm tiêu hoá.

Dưới đây là bảng tham khảo thời gian các loại thực phẩm cần để tiêu hoá:

  • Nguồn sữa mẹ: 1-2 giờ
  • Sữa công thức: 2-3 giờ
  • Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ
  • Các thức ăn thông thường: 4-5 giờ
  • Thức ăn có dầu mỡ: 5-6 giờ

Chế độ ăn cho bé ăn dặm trong ngày ở giai đoạn bắt đầu

Giai đoạn này sữa mẹ và/hoặc sữa công thức vẫn là chính. Và mẹ có thể giới thiệu những thức ăn mới sau cho bé:

  • Trái cây xay nhuyễn hoặc ép (chuối, lê, táo, đào, bơ)
  • Rau củ xay nhuyễn hoặc ép (cà rốt nấu chín, bí, khoai lang)
  • Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt lợn, thịt bò)
  • Đậu hũ xay nhuyễn
  • Một lượng nhỏ sữa chua không đường (không uống sữa bò cho đến 1 tuổi)
  • Các loại đậu được xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu lăng,…)
  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt (yến mạch, lúa mạch)

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp ăn dặm BLW

7h30: dậy và bú sữa

Trong khoảng từ 8h-11h30: ngủ

11h30: dậy, ăn dặm BLW và bú sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khoảng 13h30-16h: ngủ

16h: ngủ dậy và bú sữa

18h30-19h00: ăn dặm BLW rồi bú sữa

19h30-20h00: tuỳ vào nhu cầu có thể cho bé bú sữa trước khi đi ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

8h00: dậy và bú sữa

11h00: bú sữa và ăn dặm

12h00-13h00: ngủ trưa

14h00: bú sữa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

15h00-16h00: ngủ trưa

18h00: bú sữa và ăn dặm

20h00: tuỳ vào nhu cầu có thể cho bé bú sữa trước khi đi ngủ

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo phương pháp ăn dặm truyền thống

6h00: bú sữa

9h00: ăn dặm bột

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

11h00: ăn trái cây

12h00: bú sữa

14h00: cho bé ăn bột

16h00: uống nước trái cây

18h00: bú sữa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lượng thịt ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Bé dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 20-22 gram đạm một ngày, 6-12 tháng tuổi cần từ 23-25 gram, 1-2 tuổi cần 28-30 gram.

Hàm lượng đạm trong 100 gram thực phẩm theo từng loại như sau:

  • Thịt lợn, thịt bò, thịt gà nạc có 20-21 gram đạm
  • Cá, tôm (chỉ tính phần thịt) 16-18 gram
  • Trứng gà/vịt 13-14 gram

Như vậy, lượng thịt ăn dặm một ngày cho bé 6-12 tháng tuổi khoảng 115-125 gram thịt. Và bé từ 1-2 tuổi cần 140-150 gram thịt.

Ngoài ra, hàm lượng đạm còn có trong sữa, các loại đậu đỗ, rau củ, phô mai và một số loại thức ăn khác. Và các loại thực phẩm này có hàm lượng đạm khá cao nên thực tế bé 6-12 tháng chỉ nên ăn 60-80 gram/ngày, bé 1-2 tuổi ăn 100-120 gram/ngày.

Những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

  • Không ép con ăn, con không ăn là dừng ngay
  • Tạo niềm vui cho trẻ tận hưởng bữa ăn
  • Không bế rong, hay cho bé xem ti vi, nghịch điện thoại đồ chơi trong khi ăn
  • Sữa mẹ vẫn phải là thức ăn chủ yếu cho bé
  • Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, tăng dần một cách từ từ. Vì lúc này hệ tiêu hoá bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên cần thời gian để thích nghi với thức ăn mới.
  • Thực đơn ăn dặm phải đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ.
  • Cho con làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày và sau đó mới giới thiệu thức ăn mới.
  • Đừng quên thêm dầu ăn vì đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D và canxi trong thức ăn dặm hàng ngày của trẻ.
  • Không thêm nước mắm hay muối vào thức ăn ở giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm

Vào giai đoạn ăn dặm mới bắt đầu, bé có thể bắt đầu được cho ăn dặm, nhưng bú sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính. Và mỗi bé đều có một cột mốc và lịch trình sinh hoạt riêng, nên không có một cộc mốc chính xác cho từng trẻ. Vì thế, mẹ hãy nắm vững các kiến thức cơ bản và linh động sắp xếp bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu