Giải đáp thắc mắc: Bà đẻ bị cảm lạnh có được uống thuốc không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi sinh xong, bà đẻ phải tiếp tục kiêng khem rất nhiều thứ để tránh gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú. Vậy bà đẻ bị cảm lạnh phải điều trị như thế nào và có được uống thuốc không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Vì sao bà đẻ dễ bị cảm lạnh sau khi sinh?

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khi bị virus cúm tấn công. Bệnh thường tự khỏi sau 1 – 2 ngày và nặng thì khoảng 3 – 5 ngày. Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất dễ bị cảm lạnh vì một số nguyên nhân sau đây:

  • Sau quá trình vượt cạn, người mẹ bị mất rất nhiều máu dẫn đến cơ thể trở nên suy yếu nên dễ bị bệnh. Chỉ cần mặc không đủ ấm hay vô tình “dính” một cơn gió thôi cũng có thể làm người mẹ bị cảm lạnh.
  • Sức đề kháng trong cơ thể bà đẻ rất yếu, hệ hô hấp suy giảm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công
  • Mẹ sau sinh thường bị stress, căng thẳng thậm chí là trầm cảm dẫn đến ăn không ngon, ngủ không yên,… nên cũng rất dễ bị mắc bệnh.
  • Kiêng khem không kỹ, vừa mới sinh đã tắm rửa, gội đầu hay ngồi trong máy lạnh,… sẽ rất dễ bị  nhiễm lạnh và cảm lạnh
  • Mẹ cho con bú phải kéo áo lên cho con ti nên thường xuyên bị hở phần bụng và bị lạnh bụng, dẫn đến bị cảm

Cảm lạnh sau sinh có nguy hiểm không?

Bệnh cảm lạnh sau sinh là bệnh không quá nguy hiểm, không lây qua đường sữa mẹ và có thể tự khỏi hoàn toàn sau 2 tuần. Các cơn rung do lạnh có thể kéo dài vài giờ nhưng cũng nhanh chóng qua đi. Trường hợp nhiễm lạnh nặng, mẹ có thể bị viêm họng, sổ mũi,… nếu không điều trị sớm, nguy cơ mẹ bị viêm phổi là khá cao.

Dấu hiệu bị cảm lạnh sau sinh là gì? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Cảm lạnh là bệnh hô hấp thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ, thường dễ lầm lẫn với cảm cúm nhưng mức độ nặng ít nghiêm trọng hơn. Triệu chứng của cảm lạnh rất đa đạng, xuất hiện sau 1-3 ngày tiếp xúc với virus, bao gồm viêm họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ho, hắt xì, đau nhức cơ nhẹ, có thể sốt, sưng hạch bạch huyết. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày, có thể trở nặng vào mùa thu và đông hoặc ở trẻ em, người có hệ miễn dịch yếu.

Có nên cho bé bú khi bị cảm không?

Như đã chia sẻ, bệnh cảm lạnh không lây qua đường sữa mẹ nên mẹ hoàn toàn không cần phải ngừng cho bé bú khi bị cảm. Nguyên nhân là do khi cơ thể mẹ phát hiện ra virus gây bệnh, nó sẽ tấn công chúng thông qua các kháng thể. Các kháng thể này sẽ được chuyển qua cho con thông qua sữa mẹ để bảo vệ con khỏi mầm bệnh. Vì vậy, cho bé bú khi bị cảm không những không gây hại mà còn là cách tốt để bảo vệ trẻ, giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo bác sĩ Nam, đối với phụ nữ cho con bú, bệnh có thể lây cho con thông qua giọt bắn khi nói chuyện, ho và hắt hơi. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ có thể cho con bú bằng cách vắt sữa rồi nhờ người thân cho bé bú, hoặc có thể trực tiếp cho bé bú nhưng mẹ cần đeo khẩu trang, rửa tay kỹ bằng xà phòng trước và sau khi cho con bú để đảm bảo an toàn cho bé.

Bà đẻ bị cảm lạnh có được uống thuốc không?

Việc dùng thuốc, cho dù là bất kỳ loại thuốc nào đều nên hạn chế trong thời gian mang thai và cho con bú. Vì vậy với trường hợp cảm nhẹ, mẹ có thể không cần dùng thuốc mà chỉ cần áp dụng các phương pháp giải cảm như:

  • Súc miệng nước muối vì muối có tính sát khuẩn, sát trùng cao.
  • Tắm nước ấm dưới vòi sen để giữ ấm cơ thể và làm thông mũi, tình trạng đau đầu cũng thuyên giảm khi mẹ tắm với nước ấm.
  • Uống nhiều nước ấm để làm thông thoáng đường hô hấp, giúp tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. 
  • Pha mật ong với chanh để uống cũng rất tốt vì giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ăn cháo trắng nấu với muối, hành lá và tía tô,… khi bị cảm có thể giúp mẹ giải cảm và tự khỏi bệnh chỉ sau vài ngày.
  • Tăng cường ăn trái cây, sinh tố và các loại nước ép để cơ thể có thêm vitamin, tăng cường sức đề kháng, chống chọi với virus.

Bác sĩ Nam cho biết, trong giai đoạn cho con bú, mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc trị cảm nhưng phải lựa chọn loại thuốc không truyền qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến bé. Vì vậy, mẹ nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và kê toa phù hợp, tránh tự ý mua thuốc uống gây tác dụng xấu lên sức khỏe của bé. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số loại thuốc trị cảm an toàn cho phụ nữ cho con bú có thể kể đến Acetaminophen/Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan, Bromhexine, Guaifenesin,…

Cách phòng tránh cảm lạnh sau khi sinh

  • Giữ cơ thể luôn khô ráo, đặc biệt là khi thời tiết nóng. Lau thật khô người và thay áo khi cảm thấy mồ hôi thấm ra nhiều.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
  • Để điều hòa ở nhiệt độ vừa phải
  • Không ngồi trực tiếp trước quạt
  • Kiêng tắm gội sau khi sinh, trong 2 tuần đầu mẹ chỉ nên lau người một tuần 2 – 4 lần để vệ sinh cơ thể là được.

Vừa rồi là những thông tin giúp bà đẻ hiểu hơn về hiện tượng cảm lạnh sau khi sinh cũng như một số biện pháp tự nhiên giúp điều trị cảm lạnh cho mẹ sau sinh. Khi bị cảm, mẹ hoàn toàn có thể dùng thuốc nhưng với điều kiện phải tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời mẹ cũng không cần phải ngưng cho con bú khi bị cảm, chỉ cần mẹ đeo khẩu trang và vệ sinh thật kỹ, hạn chế tiếp xúc với mũi, miệng con để tránh lây nhiễm cho con là được.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy