Cùng bà bầu đối phó với chứng buồn nôn về đêm, giúp mẹ ngủ thật sâu giấc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu buồn nôn về đêm hiện đang là một trong những chủ đề nhận được khá nhiều quan tâm, chia sẻ của các chị em trong giai đoạn mang thai. Tại sao thai phụ lại bị buồn nôn về đêm? Đó có phải là dấu hiệu bất thường của thai kỳ? Ốm nghén và buồn nôn vào ban đêm khiến chị em phải đối mặt với những phiền toái nào? theAsianparent Vietnam sẽ giúp các bà bầu buồn nôn về đêm vượt qua triệu chứng khó chịu này ngay trong bài viết dưới đây.

Tại sao bà bầu buồn nôn về đêm?

Buồn nôn là triệu chứng ốm nghén điển hình nhất của 80% phụ nữ khi mang thai. Nếu chúng ta vẫn thường quen thuộc với cụm từ ốm nghén – morning sickness và mặc nhiên cho rằng hiện tượng nghén ngẩm sẽ xảy ra vào buổi sáng thì trên thực tế, cơn buồn nôn có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào trong ngày kể cả ban đêm.

Theo các bác sĩ, thời gian nôn nghén vào ban đêm là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, không phải là dấu hiệu bất thường của thai nhi mà phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng sức khỏe của từng mẹ bầu cũng như nhiều nguyên nhân tác động khác.

Lý giải cho những cơn nôn nghén khi mang thai, các chuyên gia thường nghiêng về sự thay đổi đột ngột của hormone gonadotropin được phóng thích ồ ạt từ nhau thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến cơ thể mẹ chưa thể thích ứng kịp với sự xuất hiện của thai nhi và gây ra những phản ứng chống lại bằng những cơn buồn nôn như một cơ chế bảo vệ thông thường.

Ngoài ra, nồng độ hormone estrogen và progesterone cũng tăng cao khiến khứu giác mẹ bầu trở nên nhạy cảm. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến chứng ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra bà bầu buồn nôn về đêm còn có thể do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa thực sự khoa học, góp phần làm tăng cảm giác nôn nghén vào khung giờ đặc biệt này.

Ảnh hưởng đối với sức khỏe mẹ bầu khi buồn nôn về đêm

Hoàn toàn không báo trước, những cơn nôn nghén có thể tấn công vào bất cứ thời điểm nào trong ngày sáng, trưa, chiều, tối nhưng mức độ khác nhau ở mỗi người. Một số chỉ cảm thấy cơn buồn nôn trực trào trong chốc lát và số khác thì nôn thật.

Tuy nhiên, ngược lại với những mẹ bầu khi thức giấc vào mỗi buổi sáng thường lao thẳng vào nhà vệ sinh vì cơ thể nôn nao, khó chịu thì những bà bầu buồn nôn về đêm sẽ luôn có cảm giác thấp thỏm, giấc ngủ chập chờn thậm chí không ngủ được vì có thể bị đánh thức bất chợt vì những cơn nôn nghén.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, buồn nôn khi mang thai giúp giảm 50 -70% nguy cơ sẩy thai vì đó là tín hiệu cho thấy cơ thể dần thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Vậy nhưng ốm nghén không phải lúc nào cũng tốt đặc biệt là ở những bà bầu buồn nôn về đêm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hấp thu và khiến mẹ bầu mệt mỏi do mất đi nguồn năng lượng quan trọng trong giấc ngủ.

Nếu tình trạng bà bầu buồn nôn về đêm kéo dài liên tục hàng đêm với những triệu chứng nôn nghén nặng mà không thể nghỉ ngơi hoặc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng có thể khiến thai nhi bị thiếu chất nghiêm trọng. Tình trạng ốm nghén nặng chính là thủ phạm khiến mẹ bầu thiếu 2 chất dinh dưỡng quan trọng là Thiamin (gây biến chứng về mắt) và vitamin K (ảnh hưởng đến quá trình đông máu).

Làm gì để đối phó với chứng buồn nôn về đêm của bà bầu

Hầu hết thai phụ sẽ bị các cơn buồn nôn quấy rầy trong giai đoạn đầu mang thai và sau tam cá nguyệt thứ nhất thì một nửa số mẹ bầu ốm nghén mới bắt đầu cảm thấy dễ chịu và khỏe khoắn dần. Cá biệt có khoảng 20% chị em phải đối mặt với tình trạng nôn ói diễn ra trong suốt thai kỳ.

Những phiền toái khi bà bầu buồn nôn về đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra những mệt mỏi, căng thẳng về tâm lý. Một số mẹo dưới đây có thể giúp các mẹ bầu giảm bớt cảm giác buồn nôn và có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Hãy cùng tham khảo và áp dụng!

Bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể

Thiếu nước có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu buồn nôn về đêm. Đây là một tín hiệu cảnh báo của cơ thể khi mẹ bầu không nạp đủ lượng nước cần thiết vào cơ thể. Nên uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước và chia đều vào các khung thời gian trong ngày, không uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy để nước trong phòng ngủ và tạo được thói quen uống 1 cốc nước nhỏ vào mọi buổi tối. Chất lỏng sẽ giúp tăng tiết dịch vị và làm đầy hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, đầy hơi và giúp mẹ cải thiện chứng buồn nôn đáng ghét.

Để tránh buồn nôn về đêm, hãy dự trữ thức ăn trong phòng ngủ

Nếu bị đánh thức giữa đêm bởi cảm giác buồn nôn, vài chiếc bánh quy, bánh mì hoặc hoa quả khô sẽ có ích vào lúc này. Đồ uống cũng giúp giảm cảm giác nôn nao. Một số loại trà thảo dược, trà gừng, trà bạc hà, trà cam quế sẽ xua tan tình trạng kích thích của dạ dày, bổ sung thêm nước cho cơ thể. Mùi thơm dễ chịu của những loại trà này hoặc mùi vỏ cam, vỏ chanh sẽ giúp mẹ kiểm soát được cơn buồn nôn của mình.

Hãy thử một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Nhiều chị em vì sợ cơn buồn nôn bất chợt về đêm nên có suy nghĩ để cho dạ dày trống sẽ giảm được triệu chứng này. Đi ngủ với một chiếc bụng đói mới là nguyên nhân để cơn nôn nghén ghé thăm thường xuyên hơn. Các loại đồ ăn ít gây buồn nôn sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và dễ ngủ trở lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy dùng 1 bữa ăn nhẹ có chứa carbonhydrate và protein như ngũ cốc với sữa, bánh mì sandwich với sữa hoặc sinh tố, hạnh nhân hoặc sữa chua ít đường. Dường như cơn buồn nôn về đêm cũng biến mất nếu bữa ăn nhẹ thực sự có tác dụng với cơ thể mẹ bầu.

Cắt giảm chất béo và đường trong thực đơn giúp mẹ bầu hết buồn nôn về đêm

Các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ được nêm nếm nhiều gia vị hoặc có mùi quá đặc trưng chắc chắn sẽ làm cơn buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu vẫn giữ thói ăn đêm trước khi ngủ với những loại đồ ăn này thì điều đó sẽ làm mẹ bầu đầy bụng, khó tiêu và rất dễ bị nôn ói, trào ngược thức ăn. Những món ăn không tốt này nên được cắt giảm khỏi thực đơn và thay bằng các loại trái cây giàu chất xơ, bổ sung nước và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Luôn làm sạch không gian xung quanh phòng ngủ

Sự nhạy cảm về khứu giác có thể khiến nhiều mẹ bầu trở nên bị kích ứng với một số loại mùi đặc trưng như mùi thức ăn, mùi hóa chất, mỹ phẩm. Giảm bớt gia vị khi nấu ăn và giữ cho không gian phòng ngủ luôn thoáng khí, thơm tho, sạch sẽ sẽ giảm thiểu tình trạng bà bầu buồn nôn về đêm.

Trong thời kì mang thai việc tiếp xúc với hóa chất và mỹ phẩm nhiều cũng không thực sự tốt với thai phụ. Hãy thường xuyên vệ sinh phòng ngủ kết hợp sử dụng thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầuđinh hương cũng giúp chị em thư giãn, thoải mái hơn trong giấc ngủ hàng đêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để hạn chế tình trạng buồn nôn về đêm

Những bà bầu buồn nôn về đêm thường không có giấc ngủ trọn vẹn và dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, thiếu sức sống. Điều này thật không tốt chút nào. Thời kì bầu bí, chị em luôn được ưu tiên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, cắt giảm các công việc nặng nhọc, vận động nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, đem lại giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn. Nếu thời gian ngủ buổi tối bị gián đoạn, hãy tranh thủ nghỉ ngơi vào các thời điểm khác trong ngày và đảm bảo giấc ngủ trưa để cơ thể phục hồi năng lượng cần thiết.

Bổ sung vitamin

Một số loại vitamin như vitamin B6, B12, vitamin C và K có tác dụng giảm nôn nghén và chống lại các biểu hiện khó chịu cho mẹ bầu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo cơ thể mẹ không phản ứng với các thành phần trong đó.

Tất cả các mẹo trên có thể giúp mẹ bầu loại trừ và tìm ra nguyên nhân chính gây ra cảm giác nôn nghén về đêm và có cách đối phó với tình trạng này. Trong trường hợp, chị em thấy dấu hiệu không được cải thiện và mức độ ốm nghén ngày càng trầm trọng hơn hãy tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Lời kết

Thật chẳng vui vẻ gì nếu mẹ bầu không may gặp phải chứng nôn nghén về đêm. Điều này có thể khiến những tháng đầu mang thai trở nên khó khăn nhưng hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt, duy trì nề nếp sinh hoạt khoa học để giảm thiểu tình trạng nôn nghén và đảm bảo chất lượng giấc ngủ trong thời kỳ bầu bí. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ thuận lợi!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi