Bà bầu bị tức bụng trên khiến nhiều chị em lo lắng và lo sợ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các chị em cũng không biết phải làm gì để khắc phục một cách nhanh nhất. Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng mẹ bầu tức bụng trên.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Nguyên nhân bà bầu bị tức bụng trên
Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây nên hiện tượng bà bầu tức bụng trên như:
Chuyển dạ sớm
Nguyên nhân đầu tiên cần nhắc đến là do chuyển dạ sớm. Mẹ bầu có thể thấy những cơn đau bụng là bởi tử cung co thắt mở rộng để thai nhi có thể lọt ra ngoài.
Đầy hơi hay táo bón
Hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém hơn trong suốt quá trình mang thai. Trong khi đó, lượng thức ăn mẹ nạp vào cơ thể lại nhiều hơn bình thường. Theo đó, dạ dày phải hoạt động mạnh mẽ hơn và gây nên gây đầy hơi, táo bón.
Tử cung phát triển
Thai nhi càng lớn thì tử cung cũng phải giãn nở và có sự chèn ép lên đường ruột. Vì vậy, bà bầu sẽ cảm thấy tức bụng trên.
Axit trào ngược
Khi mang thai thì hàm lượng hormone progesterone tăng lên có thể gây nên chứng trào ngược axit và ợ nóng. Thai nhi càng phát triển thì áp lực lên đường tiêu hóa càng lớn và có thể làm cho tình trạng trào ngược axit càng nặng hơn.
Nguyên nhân khác
- Các vấn đề về túi mật
- Bệnh về gan
- Viêm tụy
- Bệnh về dạ dày
- Bệnh viêm đại tràng
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Đau tức bụng trên trong giai đoạn thai kỳ là tình trạng mà một số mẹ bầu có thể gặp phải. Nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu này có thể do sự lớn lên của thai tạo nên sự chèn ép lên các cơ quan vùng bụng trên. Đồng thời, việc ăn nhiều hơn để bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ cũng làm cho da và cơ bắp căng ra, tạo cảm giác căng tức cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, tình trạng trên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lí như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày tá tràng, không dung nạp lactose, bệnh lí túi mật,…
Nhận biết tình trạng bà bầu bị tức bụng trên qua những dấu hiệu nào?
Những cơn đau tức bụng trên rốn lúc thì đau âm ỉ, lúc lại dữ dội trong thời gian dài. Nếu mẹ bầu không có hướng điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng với mẹ và thai nhi. Nhiều trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, mẹ cần nhận biết sớm tình trạng bà bầu tức bụng trên qua một số dấu hiệu nhận biết như:
- Đau bụng thành từng cơn
- Bà bầu đau bụng trên gần ức
- Đau bụng trên rốn
- Mang thai 3 tháng đầu mẹ thấy đau bụng trên
- Mẹ bầu đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 4
Bà bầu bị tức bụng trên có gây nguy hiểm cho thai nhi?
Tình trạng tức bụng trên của bà bầu sẽ nhanh chóng được kiểm soát thì không có gì phải lo ngại. Phần lớn mẹ bầu bị tức bụng trên vẫn có thể mang thai và sinh nở bình thường. Nhưng với một số trường hợp nặng và mất kiểm soát có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như:
- Thai ngoài tử cung nếu mẹ bầu tức bụng trên từ tuần thứ 4-10 thai kì.
- Có thể dẫn đến sảy thai.
- Viêm ruột thừa khi mang thai.
- Mẹ bầu bị ký sinh trùng đường ruột.
- Nguy cơ tiền sản giật.
Bác sĩ Nam cho biết, tình trạng đau bụng trên thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu nguyên nhân nhân gây ra là do các tác động sinh lí từ sự lớn lên của tử cung.
Bà bầu bị tức bụng trên, điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả nhất?
Theo bác sĩ Nam, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị đau bụng trên. Mẹ chỉ cần thư giãn và nghỉ ngơi khi có cảm giác căng tức. Đồng thời, việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, dễ tiêu, bổ sung thêm sữa chua hỗ trợ hệ tiêu hóa và tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng trên. Nếu cảm giác đau tức kéo dài hoặc đau dữ dội, đau ngực, khó thở, nôn ói,… đau ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Đến gặp bác sĩ chuyên môn
Mẹ bầu bị tức bụng trên thì việc đến phòng khám hay bệnh viện gặp bác sĩ chuyên môn là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh được biến chứng có thể xảy ra.
Một số phương pháp điều trị tại nhà
- Bà bầu uống nhiều nước mỗi ngày.
- Ngủ đúng tư thế với phần cao dần lên trên đầu và thấp dần xuống phần bụng.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Tránh xa khói bụi, khói thuốc lá. Nếu trong nhà có người thân hút thuốc là thì mẹ bầu cần phải được cách ly.
- Khi đau bụng trên có thể chườm khăn ấm lên.
- Mỗi ngày nên uống một ít nước muối ấm.
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách làm giảm chứng đau tức bụng trên của bà bầu là có thể độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Chế độ ăn uống khoa học cùng việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu giảm hẳn những cơn đau bụng trên.
Bà bầu bị tức bụng trên là tình trạng cũng không đáng lo ngại quá nếu được điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi và đi khám bác sĩ ngay khi có các biển hiện bất thường nhé! Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!