Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu phải làm sao để hết nhanh triệu chứng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu là điều thường thấy ở các chị em phụ nữ, đặc biệt đối với những người mang thai lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bản thân. Triệu chứng táo bón khi mang thai có thể không quá trầm trọng nhưng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, các chị em không nên xem nhẹ!

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Táo bón khi mang thai không gây nguy hiểm đến tính mạng bà bầu nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới sức khỏe của cả mẹ và em bé. Những ảnh hưởng tiêu cực có thể kể đến là:

  • Khiến mẹ bị bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu... Cơ thể sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu
  • Khi đại tiện gặp khó, mẹ sẽ dùng lực rặn để đẩy chất thải ra ngoài cơ thể. Việc này có thể sẽ gây sảy thai hoặc đẻ non
  • Các độc tố có trong phân như phenol, amoniac, indol... nếu tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược, khiến sức khỏe mẹ không tốt và làm ảnh hưởng đến con
  • Táo bón lâu ngày và cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ và giảm sức đề kháng
  • Mẹ bị áp lực tâm lý, dễ nổi nóng và cáu gắt

Tại sao bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu?

Nhiều chị em không biết tại sao bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu dễ như vậy. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến chị em cần biết:

Ốm nghén

Thường trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ bầu thường cảm thấy buồn ói và không muốn ăn uống gì. Lượng chất xơ cơ thể hấp thụ nói riêng và lượng thức ăn nói chung đều giảm khiến nhu động ruột trở nên kém hoạt động và cơ thể khó đẩy chất thải ra ngoài.

Bổ sung sắt và canxi nhưng không uống đủ nước làm bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Thông thường mẹ bầu bắt đầu uống bổ sung thêm viên sắt và canxi ngay từ trong những tháng đầu của thai kỳ. Hai loại vitamin này đòi hỏi cơ thể phải nạp một lượng nước lớn mới hấp thụ được hết. Thế nhưng, hầu hết mẹ bầu đều không uống đủ nước trong giai đoạn ốm nghén, khiến hai loại vitamin kia không được hấp thụ hết và chứng táo bón lại càng trầm trọng hơn.

Nội tiết tố thay đổi

Các hormone thai kỳ, đặc biệt là progesterone, trong quá trình mang thai sẽ đặc biệt tăng cao. Các hormone này có liên hệ chặt chẽ với quá trình tiêu hoá, dễ dẫn đến việc đào thải các chất cặn bã của cơ thể gặp khó khăn hơn, làm các chị em dễ bị táo bón khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lười vận động

Nhiều người quan niệm 3 tháng đầu là giai đoạn thai phụ dễ gặp nguy hiểm nhất và đối mặt với nguy cơ sảy thai cao nhất. Điều này không sai nhưng chính vì quan niệm đó, nhiều chị em trở nên lười vận động hơn hẳn, và chủ yếu ngồi/nằm một chỗ, không đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Đó cũng chính là lý do phổ biến khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu.

Trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu thế nào để an toàn nhất?

Các chị em có thể tham khảo những cách chữa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu dưới đây để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe mẹ và bé:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Can thiệp vào chế độ ăn uống để trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu

  • Cấp nước cho cơ thể đủ mỗi ngày 2,5 - 3 lít để phân mềm và dễ đào thải ra ngoài
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây có hàm lượng chất xơ cao trong các bữa ăn
  • Ăn thêm sữa chua không đường; bổ sung đầy đủ probiotic và prebiotic để hỗ trợ quá trình lên men ở ruột già, bổ sung các lợi khuẩn hỗ trợ hoạt động của đường ruột
  • Tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như phô mai, ngũ cốc, nước ép... và thực phẩm có hạt trong thời gian bị táo bón
  • Tránh ăn đồ cay nóng trong thời gian này
  • Không uống những đồ nhiều kích thích như cà phê, trà, rượu, bia...

Theo dõi sát sao lượng thuốc và vitamin nạp vào cơ thể

  • Uống bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ. Nếu uống quá liều lượng, cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết và gây gánh nặng đối với đường ruột
  • Ngừng sử dụng các loại thuốc nhuận tràng

Chú ý tới các hoạt động của cơ thể hàng ngày, để tâm trạng thoải mái

  • Thay đổi tư thế ngồi khi đi đại tiện: Nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối
  • Tập thể dụng thường xuyên với các bài tập đơn giản như: Đi bộ, yoga, bơi lội...để giúp nhu động ruột tăng cường co bóp, giảm tình trạng táo bón
  • Giữ vệ sinh cơ thể, nhất là để hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện để tránh bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm
  • Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng

Lời kết

Vấn đề đào thải chất rắn của cơ thể có thể là một chủ đề nhạy cảm mà một số chị em không muốn chia sẻ với người khác và âm thầm tìm cách chữa trị khi bị táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn đã làm mọi cách mà tình hình không mấy cải thiện, hãy tới bác sĩ thăm khám để chữa trị thật nhanh, tránh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân và em bé trong bụng, bạn nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi