Mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị dứt điểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là hiện tượng thai kỳ tưởng chừng như bình thường nhưng lại có thể ảnh hưởng tới thai nhi nếu mẹ không kịp thời điều trị và chăm sóc da đúng cách.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người - Dấu hiệu của chứng nổi mề đay trong thai kỳ

Da ứng đỏ, mẩn ngứa ở vùng bụng hoặc những nơi có nhiều nếp gấp như chân, tay, ... là một trong các hiện tượng phổ biến với nhiều phụ nữ đang mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên hoặc tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ.

BSCK II Nguyễn Văn Hà - Nguyên phó trưởng khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, nổi mề đay khi mang thai xuất hiện với các triệu chứng như phát ban ở da kèm ngứa, hình thành các mảng sần sưng đỏ gây ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Các biểu hiện này thường không kéo dài quá 24 giờ nhưng với người có cơ địa dị ứng có thể bị hành hạ bởi những cơn mẩn ngứa kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần.

Vì sao bà bầu dễ bị nổi mẩn đỏ?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai có thể gặp phải hiện tượng khó chịu này. Trong đó phổ biến nhất là lý do "muôn thuở" - Sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ.

Ngay khi bạn mang thai, nồng độ Estrogen, Progesterone trong huyết tương thay đổi, từ đó làm tăng kích thích tế bào hắc tố và Proopiomelanocortin, dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa cùng hàng loạt các biểu hiện khó chịu khác của cơ thể.

Ngoài yếu tố trên thì những mẹ bầu vốn có cơ địa dị ứng cũng sẽ dễ bị nổi mẩn hơn khi mang thai nếu phải tiếp xúc với các dị nguyên như côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,...

Việc sử dụng các loại vitamin bổ sung trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay này. Chẳng hạn như khi mẹ bổ sung canxi, sắt, vitamin tổng hợp, ... khiến cơ thể có những điều chỉnh và phản ứng để thích hợp với quá trình hấp thu các chất này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu thấy bắt đầu có các biểu hiện nổi mề đay như trên, không kể đến nguyên nhân khách quan từ thay đổi nội tiết, điều đầu tiên mẹ bầu cần xem xét chính là chế độ ăn uống cũng như môi trường sống của mình để từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người liệu có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Nhìn chung, chứng mẩn ngứa sẽ tác động tới sự phát triển của thai nhi hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố chính. Đó là mức độ của bệnh và vùng da bị bệnh. Ở cùng vùng da thông thường như bụng, tay, ... hầu hết sẽ không ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Nhưng với một số thai phụ, nổi mề đay ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, bé chậm phát triển, gây hở hàm ếch, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, thiếu máu bẩm sinh, sinh non, ...

Chính vì vậy, nếu mẹ bầu có biểu hiện mẩn ngứa, xuất hiện nốt đỏ nhiều, khó chịu, mệt mỏi, ... thì cần được đi khám để có hướng điều trị thích hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều trị mề đay cho mẹ bầu bằng thuốc có an toàn không?

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà, nếu mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người thì nên tìm tới các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh nguy hiểm cho thai nhi.

Các loại thuốc được kê thường phải có hoạt lực thấp, lành tính, không thẩm thấu vào máu, sữa để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi, chẳng hạn như các loại thuốc kháng histamin cho phụ nữ có thai như Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine, ...

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay của bà bầu 

Kết hợp với dùng thuốc (nếu có theo đơn kê của bác sĩ), mẹ bầu cũng cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống và chăm sóc da của bản thân để cải thiện tình trạng ngứa ngáy này như một số gợi ý dưới đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Uống nhiều nước, ăn thêm rau xanh, các loại hoa quả có tính mát như đu đủ, chuối, ...
  • Kiêng dùng các thực phẩm có thể gây kích ứng da như đồ hải sản, cà phê, thực phẩm chứa nhiều đường, ...
  • Tắm bằng bột yến mạch, trà xanh, các loại lá mát như mướp đắng, rau má, lá khế, ...
  • Mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát
  • Thay đổi sữa tắm bằng các sản phẩm chứa thành phần từ tự nhiên
  • Các loại gel nha đam tinh chất cũng khá hiệu quả trong việc làm giảm các nốt mẩn ngứa

Với những hướng dẫn và kiến thức như trên, hi vọng làn da mẹ bầu sẽ sớm được cải thiện nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho bé yêu đến ngày chào đời!

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương