Ngứa vùng kín khi mang bầu không còn là nỗi lo khi chị em áp dụng ngay những cách sau!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng khó nói nhiều chị em gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây ra gây ra tình trạng này, tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng mà cách xử lý cũng khác nhau. Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?

Đâu là nguyên nhân và triệu chứng đi kèm khi chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai?

Thay đổi nội tiết tố

Hormone Estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng cao khi mang thai, chất Glycogen cũng được tổng hợp nhiều hơn. Đây là điều kiện để vùng kín trở nên ẩm ướt, tăng tiết dịch âm đạo, mô sưng lên, lông mu dài hơn, tăng tiết mồ hôi… và là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển dẫn đến ngứa vùng kín trong thời kỳ mang thai.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Hormone thay đổi đáng kể dẫn đến môi trường pH trong âm đạo bị rối loạn, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Các tác nhân gây bệnh lý phụ khoa hàng đầu là lậu cầu khuẩn, nấm Candida, Virus Herpes, Trichomonas Vaginalis… Những loại vi khuẩn này sống được trong môi trường âm đạo có tính acid (khi pH của âm đạo bị thay đổi).

Nếu bệnh phụ khoa xuất hiện do bị lây nhiễm từ nam giới sau khi quan hệ thì thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe. Bệnh không được chữa trị dứt điểm thì đến khi sinh, trong trường hợp sinh thường, thai nhi chui qua cửa âm đạo có thể bị nhiễm nấm và virus gây ra bệnh viêm da hoặc viêm phổi do nấm, đặc biệt với thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc sinh non.

Bà bầu ngứa vùng kín do bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường có những biểu hiện triệu chứng như sau:

  • Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, tấy đỏ, nóng rát
  • Khí hư ra nhiều hơn bình thường, có màu và mùi hôi khó chịu
  • Đau rát vùng kín khi quan hệ hoặc khi đi tiểu
  • Thỉnh thoảng có cảm giác đau bụng dưới hoặc đau lan ra khắp vùng bụng.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín. Tử cung người mẹ nằm ngay trên bàng quang, trong quá trình mang thai, thai nhi dần phát triển khiến tử cung chứa thai to và nặng hơn, tạo nên áp lực lớn đè lên bàng quang.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hoạt động của bàng quang bị ảnh hưởng và rối loạn khiến nước tiểu không được điều tiết bình thường, dẫn đến nhiều triệu chứng tiết niệu bất thường như: tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu không kiểm soát… Những triệu chứng này đều là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra nhiều triệu chứng cho mẹ và thai nhi bên cạnh những cơn ngứa rát vùng kín:

  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc đau có thể lan ra xung quanh bụng
  • Âm đạo ngứa ngáy và sưng đỏ, nóng rát
  • Đôi khi có thể thấy máu trong nước tiểu
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện không tự chủ…

1 số nguyên nhân khác

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách. Do dịch tiết âm đạo nhiều hơn nên nếu mẹ không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vi khuẩn và tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập gây ngứa vùng kín. Mặc khác các mẹ vệ sinh quá kỹ, thụt rửa quá sâu cũng làm mất cân bằng môi trường pH trong âm đạo gây ngứa vùng kín.
  • Yếu tố bên ngoài: thời tiết nóng nực, mẹ mặc đồ bó sát, quần lót quá chật cũng khiến vùng kín bị ngứa rát.
  • Cơ thể mẹ nhạy cảm nên dễ kích ứng, dị ứng với xà phòng, dung dịch vệ sinh, nguồn nước không đảm bảo…
  • Viêm nang lông: Lỗ chân lông bị viêm tắc do mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn làm mẹ bầu ngứa ngáy, khó chịu

Hầu hết các trường hợp bị ngứa vùng kín khi mang thai không gây nguy hiểm cho thai nhi, tuy nhiên nếu không tìm ra nguyên nhân chính xác và xử lý, nhất là trong trường hợp mắc các bệnh phụ khoa thì mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe: Thai nhi có khả năng bị suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh; tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non; mắc các bệnh do nấm hoặc virus khi sinh thường qua ngả âm đạo như viêm phổi do nhiễm nấm Candida, viêm da dị ứng…

Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?

Thông thường khi tình trạng ngứa vùng kín không quá nghiêm trọng, chị em có thể áp dụng 1 số bài thuốc dân gian đơn giản và thay đổi chế độ dinh dưỡng để nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu và bất tiện.

Dùng muối trị ngứa vùng kín

Muối được biết đến có công dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn và làm sạch. Muối không gây tác dụng phụ và an toàn cho bà bầu khi sử dụng với cách làm như sau:

  • Pha loãng 9g muối cho mỗi 1l nước sạch. Mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc thì sẽ an toàn và tiện lợi hơn
  • Rửa sạch vùng kín bằng nước, rửa lại bằng nước muối xung quanh vùng kín, để khoảng 5 phút để nước muối diệt khuẩn
  • Lau khô bằng khăn mềm và mặc quần áo sạch
  • Áp dụng hằng ngày trong suốt thời gian mang thai.

Dùng nha đam để trả lời câu hỏi bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao

Nha đam có tính sát khuẩn cao, khi tiếp xúc với da đem lại cảm giác dễ chịu, không bị rát và xót như nước muối sinh lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Rửa sạch nha đam, lột bỏ hết vỏ ngoài của nha đam, giữ lại phần gel trong suốt
  • Bôi trực tiếp gel nha đam xung quanh vùng kín, để trong khoảng 20 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
  • Sử dụng 2 - 3 lần mỗi tuần.

Trà xanh giúp bà bầu trị ngứa vùng kín

Trà xanh từ lâu đã được biết đến có tính kháng khuẩn cao. Nó cũng làm suy yếu tác dụng của nấm candida – loại nấm gây ngứa chủ yếu ở vùng kín chị em.

  • Chuẩn bị lá trà xanh sạch, rửa sạch bằng nước, để ráo nước rồi đun sôi.
  • Đun sôi kỹ nước trà xanh, dùng ngay để xông trực tiếp vào vùng kín. Sau khi nước trà xanh ấm và nguội thì ngừng và rửa vùng kín bằng nước sạch.
  • Sử dụng cách này 2 - 3 lần/tuần để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Sữa chua

Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp khôi phục cân bằng môi trường âm đạo. Chị em có thể dùng sữa chua trị ngứa vùng kín như sau:

  • Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm
  • Lấy bông thấm vào sữa chua không đường và bôi nhẹ nhàng lên vùng kín
  • Sau 10 phút rửa sạch bằng nước và lau khô
  • Thực hiện 3 lần/1 tuần.

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có chứa tanin, các vitamin có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, tiêu viêm cực kì hiệu quả. Trầu không còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh, giảm ngứa rát, làm nhanh lành vết thương do viêm nhiễm gây ra.

  • Rửa sạch 500g lá trầu không rồi để ráo
  • Nấu lá trầu không với khoảng 2l nước và đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Ngồi xổm trước chậu nước lá trầu không vừa đun để hơi xông trực tiếp vào vùng kín. Chú ý giữ khoảng cách vừa đủ để không bị hơi nóng của nước làm bỏng
  • Khi nước đã nguội, dùng nước lá rửa sạch vùng kín và lau khô, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Nếu mẹ áp dụng các cách trên mà vẫn không hết ngứa hoặc tình trạng ngứa tồi tệ hơn kèm theo nhiều biểu hiện bất thường như âm đạo tấy đỏ, nóng rát, khí hư vón cục như sữa chua, có mùi hôi, màu khác lạ… thì chị em nên đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và can thiệp trong thời gian sớm nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý cho bà bầu để đối phó với tình trạng bị ngứa vùng kín

  • Vùng kín là nơi nhạy cảm, nếu không điều trị tận gốc và kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ không nên chủ quan hay bỏ qua bất cứ dấu hiệu khác lạ nào
  • Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, không rửa sâu vào âm đạo; hạn chế dùng băng vệ sinh hằng ngày; dùng xà phòng, dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không có hương liệu
  • Giữ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ, lau khô, rửa sạch sau khi đi vệ sinh
  • Chọn quần lót thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi, thay quần lót thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày
  • Không được gãi và cọ sát khi ngứa để tránh gây viêm nhiễm
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc đặt khi không có tư vấn của bác sĩ.
  • Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, sữa chua, uống đủ nước cũng là cách ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín hiệu quả
  • Không nên quan hệ trong thời gian bị ngứa vùng kín.

Ngứa vùng kín không phải là khó kiểm soát nếu đã xác định được nguyên nhân. Bằng cách giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chị em hoàn toàn có thể hạn chế tối đa hiện tượng khó chịu này, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Xem thêm

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi