Bà bầu chóng mặt 3 tháng cuối có phải dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối do đâu? Cuối thai kỳ bị chóng mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nếu mẹ lo lắng vấn đề này thì hãy theo dõi nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối

Chóng mặt khi mang thai tháng cuối hoặc 3 tháng cuối cùng làm cho chị em thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy bạn có biết tại sao khi mang thai tháng cuối hay có những triệu chứng này không? Đó là do những nguyên nhân sau đây:

Thiếu máu 

Thiếu máu làm cho não thiếu oxy, gây ra hiện tượng chóng mắt. Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai mà bạn không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể thì cũng gây ra tình trạng thiếu máu.

Nằm ngửa

Nằm ngửa cũng là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt. Ở những tháng cuối thai kỳ, thai phát triển có thể làm quá trình tuần hoàn máu kèm theo việc trọng lượng của thai nhi lớn nên dễ gây áp lực lên các động mạch chủ và mạch ở khung xương chậu của người mẹ. Nằm ngửa khiến cho nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm làm mẹ cảm thấy chóng mặt, khó chịu và buồn nôn.

Thiếu chất dinh dưỡng

Khi mẹ bầu đói, cơ thể sẽ bị hạ đường huyết làm cho mẹ bị hoa mắt, chóng mặt, có khi còn bị ngất. Vì thế, bạn không nên để cho cơ thể bị đói.

Chóng mặt do thay đổi tư thế quá nhanh

Khi mẹ ngồi, máu lưu thông và dồn dưới chân. Do đó, khi mẹ thay đổi tư thế như đứng lên thì lượng máu đó chưa thể di chuyển lên tim làm mẹ bị hoa mắt chóng mặt. Nếu ngồi và muốn đứng dậy, bạn nên đứng lên nhẹ nhàng hoặc duỗi thẳng hai chân rồi đứng lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có nguy hiểm không? 

Nhiều người thắc mắc rằng mẹ bầu ở những tháng cuối cùng bị chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không và ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Khi có dấu hiệu bất thường hay chóng mặt nhiều lần và kèm theo dấu hiệu khác, bạn có thể đến bác sĩ để kiểm tra và nắm tình hình sức khỏe của mình.

Ngoài ra, khi cảm thấy buồn nôn, chóng mắt và kèm theo đó là khó thở, mắt mờ thì bạn nên đến bệnh viện khám ngay để kịp thời điều trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gì để không còn bị chóng mặt khi mang thai?

  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng và đủ nước để tránh tình trạng mất nước, thiếu chất. Bạn cũng không nên sử dụng các thực phẩm có cồn và caffeine.
  • Hãy bổ sung các chất vitamin C và chất sắt để phòng tránh thiếu máu, thiếu sắc. Hơn nữa, bạn nên giữ cho nhiệt độ của cơ thể không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bạn nên tắm bằng nước ấm, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Khi ngủ, bạn cũng đừng nên nằm ngửa quá lâu, nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng gối ôm để có tư thế nằm ổn định, máu lưu thông tốt.
  • Thường xuyên tập những bài thể dục nhẹ nhàng hoặc những bài yoga để tăng cường sức khỏe.
  • Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt thì nên dự trữ vài gói bánh quy trong túi xách.
  • Mở các cửa sổ cho thoáng khí.
  • Mặc quần áo thoải mái để cho máu lưu thông tốt hơn.
  • Ăn thường xuyên, đừng để bụng đói và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Một số thực phẩm tốt giúp cho mẹ bầu bị chóng mặt

  • Thực phẩm giàu vitamin C và chất sắt: Bạn nên bổ sung những món ăn giàu chất sắt, vitamin và khoáng chất như thịt bò, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, các hạt sấy khô, đu đủ, cà chua, chanh, cam, ớt chuông, bắp cải.
  • Nước mật ong hoặc nước đường: Mật ong và đường giúp cho mẹ bầu giảm tình trạng mệt mỏi và chóng mặt.
  • Nên uống nước thường xuyên vì mất nước cũng là nguyên nhân làm cho mẹ bị chóng mặt, hoa mắt, nhất là những ngày thời tiết oi bức. Bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Thế nhưng, bạn nên hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối vì uống nhiều nước vào buổi tối có thể làm mẹ đi tiểu đêm nhiều lần dẫn đến việc mất ngủ, sức khỏe bị ảnh hưởng.
  • Đa phần mẹ bầu bị chóng mặt là do có thể không cung cấp được những chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, bạn phải ăn uống đủ chất và có chế độ ăn uống phù hợp, uống nước lọc nhiều. Có như vậy, mẹ bầu mới có thể giảm được các tình trạng  chóng mặt, hoa mắt hay ngất xỉu.

Với những thông tin trên, bạn cũng đã biết được nguyên nhân vì sao bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối và nên ăn gì để giảm tình trạng bị chóng mặt. Hơn nữa, nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra sức khỏe và có biện pháp điều trị thích hợp nhé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu