Sầu riêng là một loại quả thơm ngon đặc biệt. Vì thế nó được nhiều người yêu thích, trong đó có cả các thai phụ. Vậy bà bầu ăn sầu riêng có được không? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời!
Sầu riêng bổ dưỡng như thế nào?
Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loại quả này có mùi vị rất riêng và cũng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:
- Sầu riêng chứa “họ hàng” vitamin nhóm B bao gồm niacin, thiamin và riboflavin. Thiamin giúp ăn ngon miệng hơn,hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, riboflavin giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
- Hàm lượng can-xi và các loại khoáng chất trong sầu riêng như kali, phốt pho… cũng đặc biệt tốt với quá trình phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Đồng và sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp của thai nhi.
- Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy việc ăn sầu riêng có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, trầm cảm, đẩy lùi cảm giác lo âu, chán nản.
- Thịt sầu riêng mềm, dễ tiêu hóa. Hơn nữa, năng lượng mỗi múi sầu riêng cung cấp cũng khá cao.
- Sầu riêng không chứa cholestorol và các loại chất béo có hại cho cơ thể.
- Chất xơ trong sầu riêng giúp bảo vệ màng nhầy của hệ tiêu hóa, loại bỏ những độc tố góp phần gây ung thư. Hàm lượng chất xơ này cũng đặc biệt hữu ích đối với quá trình tiêu hóa.
Vậy bà bầu ăn sầu riêng có được không?
Theo quan niệm dân gian ở một số vùng miền, người ta vẫn tin rằng bà bầu ăn sầu riêng sẽ làm ảnh hưởng đến làn da của trẻ sau khi sinh. Em bé sinh ra sẽ có da xù xì, hơn nữa người cũng có mùi khó chịu.
Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng thực được những quan niệm này. Ngược lại, cũng chưa có chuyên gia nào khẳng định những lợi ích của việc ăn sầu riêng khi mang thai.
Tốt nhất, trước khi ăn sầu riêng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ cho lời khuyên phù hợp.
Những lưu ý khi mang bầu ăn sầu riêng
Mặc dù sầu riêng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng chứa nhiều đường và carbohydrate. Trung bình 2 múi sầu riêng cỡ trung cung cấp khoảng 60 calo cho cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng đường và carbohydrate cao trong sầu riêng cũng thể gây hại gây hại cho một số thai phụ. Mẹ bầu nên tránh ăn loại trái cây này nếu:
- Đang bị tiểu đường thai kỳ hoặc đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
- Thai phụ bị béo phì.
- Thai phụ có vấn đề về thận.
- Đang ở trong tam cá nguyệt thứ ba.
Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều sầu riêng có thể làm lượng glucose trong máu tăng đột biến, khiến cân nặng của thai nhi tăng lên. Điều này sẽ khiến quá trình chuyển dạ và sinh nở gặp khó khăn.
Nhìn chung phụ nữ khi mang thai có thể ăn sầu riêng nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải. Nếu thèm sầu riêng, mẹ có thể chế biến sầu riêng thành những món tráng miệng và đồ ăn nhẹ để thưởng thức.
Một số món ăn với sầu riêng mẹ có thể làm thử như: bánh crepe nhân sầu riêng, kem sầu riêng, sinh tố bơ với sầu riêng, bánh ngọt nhân sầu riêng…
Xem thêm:
- Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 23 thai kỳ
- 4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu
- Mẹ bầu nên chú trọng những chất dinh dưỡng nào?