Tiêm vaccine AstraZeneca có nguy hiểm “như lời đồn”?

AstraZeneca vaccine là loại vaccine phòng SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca (Vương quốc Anh).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

AstraZeneca vaccine đang là loại vaccine phổ biến nhất ở Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên vì một số phản ứng phụ sau tiêm, thậm chí có một vài trường hợp sốc phản vệ phải nhập viện mà loại vaccine này hiện đang vướng nhiều tranh cãi.

  • Tiêm AstraZeneca vaccine vì sao lại nguy hiểm?
  • Vaccine AstraZeneca có hiệu quả thế nào trong việc chống virus?
  • Làm gì để hạn chế các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca?

Tiêm AstraZeneca vaccine vì sao lại nguy hiểm?

AstraZeneca vaccine là loại vaccine phòng SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca (Vương quốc Anh). Vaccine AstraZeneca được cho là có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 89%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng.

Covid-19 Vaccine AastraZeneca (Nguồn: Bộ Y tế)

Tuy nhiên kể từ khi triển trai tiêm diện rộng, AstraZeneca đã vấp phải nhiều tranh cãi về các tác dụng phụ xung quanh nó. Thậm chí vào tháng 03.2021, hàng loạt các quốc gia Châu Âu như Đức, Ý, Pháp đã ngưng sử dụng loại vaccine này do lo ngại về chứng đông máu, được cho là xuất hiện ở nhiều cá nhân sau khi tiêm. Tình trạng này được gọi là Huyết khối với Hội chứng Giảm Tiểu cầu (TTS). Ngày 07.04, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, công nhận máu đông là “tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine này”. Sau tuyên bố này, nhiều quốc gia đã giới hạn độ tuổi sử dụng AstraZeneca.

Tuy vậy, EMA cũng như Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến khích người dân ở các quốc gia tiêm loại vaccine này vì tỷ lệ người mắc phản ứng phụ đặc biệt trên rất ít, trong khi lợi ích về việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lại cao hơn nhiều. Cụ thể, dựa trên số ca tiêm đáng kể ở Châu Âu và Vương quốc Anh, tần suất xảy ra các biến cố huyết khối và giảm tiểu cầu như trên như vậy là rất hiếm. Các ước tính hiện có là chỉ khoảng 10-15 người trên triệu người được tiêm chủng gặp phải tình trạng này. Các cơ quan quản lý quốc gia đang tiếp tục theo dõi vấn đề này chặt chẽ.

Xem thêm:

Nghe chuyên gia giải đáp 10 câu hỏi thường gặp khi tiêm vắc xin Covid-19

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vaccine AstraZeneca có hiệu quả thế nào trong việc chống virus?

Bỏ qua nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hiểm của AstraZeneca (với tỷ lệ người gạp tác dụng phụ rất thấp), trên thực tế theo Công bố từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao đối với Delta, một biến chủng mới nhất, nguy hiểm nhất ở thời điểm hiện tại của virus SARS-CoV-2.

Dữ liệu từ PHE chứng minh hai liều AstraZeneca, có hiệu quả đến 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thể Delta và đặc biệt không có trường hợp tử vong sau tiêm. Với biến thể Alpha, vaccine này cũng đạt được hiệu quả cao, giúp giảm 86% số ca nhập viện và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.

Đối với các trường hợp chưa mắc bệnh hoặc không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, vaccine giúp giảm nguy cơ mắc 74% đối với biến chủng Alpha, và 64% đối với biến chủng Delta.

(Nguồn: baotintuc.vn)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phân tích trên 14.019 trường hợp nhiễm biến thể Delta được tiêm chủng AstraZeneca từ ngày 12.04.2021 – 04.06.2021 ở Anh, chỉ có 166 ca trong số đó phải nhập viện. Chiến lược của WHO về Tiêm chủng (SAGE) đã đề xuất sử dụng vaccine COVID-19 của AstraZeneca ở các quốc gia hiện đang có nhiều biến thể mới, ví dụ như biến thể Delta.

Xem thêm:

Vaccine Pfizer - Đừng vội tiêm khi bạn chưa tìm hiểu những thông tin này!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gì để hạn chế các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca?

Để giảm thiểu tình trạng nguy hiểm do tác dụng phụ của AstraZeneca, WHO khuyến cáo những người được tiêm chủng phải được hướng dẫn trước tiêm về các triệu chứng bất thường cần cấp cứu. Người được tiêm phải biết tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu họ xuất hiện các triệu chứng sau trong vòng 4-20 ngày sau khi tiêm chủng:

  • Đau đầu dữ dội hoặc dai dẳng.
  • Mờ mắt
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Phù chân
  • Đau bụng dai dẳng
  • Bầm tím da bất thường và / hoặc chấm xuất huyết.

Đồng thời, nếu có điều kiện, có thể khám sàng lọc trước tiêm để bỏ qua các cá nhân không có thể trạng phù hợp với vaccine này.

(Nguồn: cand.com.vn)

Trên thực tế, việc tiêm vaccine AstraZeneca hiện tại ở Việt Nam đang thực hiện đúng và đầy đủ các khuyến cáo từ WHO. Mọi cá nhân trước khi tiêm đều được nghiên cứu kĩ về tiền sử bệnh án, xác nhận các bệnh nền nếu có, thậm chí khám sàng lọc một cách kĩ lượng. Sau tiêm 30 phút, các cá nhân đều được theo dõi sức khoẻ trước khi về nhà và tiếp tục tự theo dõi 20 ngày sau đó. Những trường hợp có dấu hiệu nghiêm trọng đều được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức. Vì vậy, mọi người có thể an tâm khi được tiêm loại vaccine này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin:

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan