Ẵm trẻ sai cách có thể gây chấn thương lâu dài

Bác sĩ Jason Hare chuyên lĩnh vực nắn xương khớp thống kê một số tình trạng thực tế mà ông gặp phải liên quan đến việc người lớn ẵm bồng trẻ sai cách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bậc phụ huynh đều biết trẻ nhỏ sơ sinh rất mềm yếu, dễ bị tổn thương và việc ẵm con đúng cách cũng quan trọng không kém việc chăm cho con lớn. Nhưng không phải ai cũng biết những hậu quả của việc ẵm bồng sai cách ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về lâu dài như thế nào.

Trật khớp háng nếu ẵm trẻ sai cách

Có thể biết đến là trật khớp háng bẩm sinh, xuất hiện khi khớp háng không định hình một cách bình thường, hoặc nó quá nông khiến phần đầu dưới xương đùi dễ bị trật.

Bác sĩ Jason Hare cho rằng quấn tã không đúng cách có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Lời khuyên của ông là đừng quấn tã cho bé siết quá chặt ở phần xương đùi vì như vậy sẽ cản trở quá trình định hình tự nhiên, bình thường của khớp háng trong quá trình trẻ phát triển.

Bạn nên quấn tã phần gần xương đùi thoải mái một chút. Khi ẵm bé lên, bạn quan sát và chắc chắn rằng phần đầu gối của bé phải dễ dàng cử động, hướng ra ngoài. Hãy để cho phần chân của con được co duỗi tự nhiên.

Thoái hóa cột sống

Đây là chấn thương nghiêm trọng đối với cột sống do thường xuyên chịu áp lực lên vùng này. Theo bác sĩ Jason Hare, đây là chấn thương ảnh hưởng lâu dài, nhiều trường hợp cần sự can thiệp của phẫu thuật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để tránh hiện tượng này, bạn hãy giữ cho con một cột sống khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời. Khi con còn nhỏ, đừng đặt con vào những tấm địu quá cứng. Cột sống trẻ sơ sinh có khuynh hướng cong nhiều hơn và đến khi trẻ 6 tháng, cột sống mới định hình độ cong. Vì vậy, bạn nên chọn những tấm địu tạo sự thoải mái cho cột sống trẻ.

Làm sao để ẵm trẻ đúng cách?

Hãy chọn những tấm địu vải mềm, an toàn cho bé và cho chính bạn vì bạn phải thật sự trong tư thế thoải mái thì việc ẵm bé mới nhịp nhàng. Hãy nhớ những điều quan trọng sau khi bạn ẵm bé gần phía ngực mình:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Giữ cho khớp háng của con ở vị trí mà con có thể cử động dễ dàng, khớp háng có thể phát triển tự nhiên.
  • Chắc chắn phần đầu của bé có điểm tựa êm
  • Hỗ trợ phần uốn cong phía dưới cột sống cho bé

Trang Pure Chiropractic chuyên cung cấp thông tin hữu ích bảo vệ cột sống đưa ra một số lời khuyên:

  • Đừng đặt bé quá nhỏ lên chiếc ghế nhảy có dây nối với điểm trên cao. Những động tác nhảy mạnh sẽ khiễn cột sống của bé phải đỡ phần trọng lượng của cơ thể một cách đột ngột.
  • Hạn chế ẵm địu con với tư thế mặt con hướng ra ngoài vì với tư thế này, cả người lớn và em bé đều không thật sự thoải mái. Người lớn phải nhấn trọng tâm vào vùng lưng dưới để đỡ bé, gây võng cột sống. Trong khi đó, cách địu cho bé úp mặt vào trong giúp bé có tư thế tự nhiên, dễ tìm vị trí đặt đầu để chợp mắt.
  • Tránh những tấm điệu mà khiến phần chân của bé có cảm giác lủng lẳng, không cố định tốt. Hãy chắc chắn đó là tấm địu mềm nhẹ nhưng an toàn cho quá trình phát triển phần xương chậu.

Hãy cẩn thận khi khớp háng của bé có dấu hiệu kêu lắc rắc, hoặc chiều dài chân khác biệt. Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu có những dấu hiệu bất thường liên quan đến vùng khớp háng, cột sống của trẻ.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quynh Nguyen