7 bước sơ cứu khi trẻ gãy răng mẹ cần thực hiện ngay

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho dù bé bị ngã xe đạp hay phải chịu đựng một cú đánh từ sân bóng chày khi luyện tập. Lúc này trẻ có thể bị nứt, dăm hoặc mất răng. Điều đó thực sự là một trải nghiệm đáng sợ cho cha mẹ. Dưới đây là 7 bước để sơ cứu khi trẻ bị gãy răng.

Khi thời tiết ấm hơn, sẽ có nhiều cơ hội bị chấn thương hơn. Vì trẻ em hoạt động tích cực hơn ở bên ngoài. Nếu bé trở về nhà với một chiếc răng nứt hoặc gãy, điều đó có thể là vấn đề nếu bạn không chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng răng miệng có thể được chữa lành nhanh chóng. Nếu bạn thực hiện các bước phù hợp vào đúng thời điểm, răng bị nứt, sứt mẻ hoặc gãy của trẻ sẽ dễ chữa trị hơn. Các mẹ hãy thực hành 7 bước sơ cứu sau để đảm bảo trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

7 bước sơ cứu khi trẻ gãy răng

1. Ngay lập tức gọi cho bác sĩ nha khoa

Nếu các mẹ chưa có số điện thoại nào của bác sĩ nha khoa, xin hãy lưu ngay 1 số nhé! Những vết thương ở vùng răng miệng cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ nha khoa. Kể cả khi nó chỉ là vết thương rất nhỏ thôi. Bởi thực tế vết thương đó hoàn toàn có cơ hội trở nên nghiêm trọng hơn những gì mắt thường nhìn thấy.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu trẻ bị vỡ răng sữa, các mẹ xin đừng quá sợ hãi ngay lúc đó. Nhưng, nếu chiếc răng đó vỡ nhiều hơn nửa chiếc, hãy tìm đến bác sĩ nha khoa ngay nhé.

Các bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra và chỉ định chữa trị cho trẻ để con bớt đau và khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Dùng nước để rửa miệng cho trẻ

Nước sạch có thể giúp rửa trôi bụi bẩn, máu hoặc vi khuẩn đi kèm với vết thương.

3. Áp dụng những cách đơn giản để giảm đau, giảm sưng

Cách này nên được đặc biệt áp dụng nếu trẻ bị thương cả ở trên mặt. Hãy đặt một miếng gạc lạnh hoặc một túi đá chườm vào chỗ đau để giúp giảm đau.

Các mẹ hãy cho con ăn thức ăn mềm, và dặn con tránh nhai ở phía bị thương. Nếu đau quá, mẹ có thể cho con uống thuốc giảm đau không cần kê toa để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Nếu chiếc răng bị vỡ, gãy là răng vĩnh viễn. Hãy giúp trẻ trồng lại răng

Dưới đây là những việc mẹ cần làm:

  • Sau khi tìm được chiếc răng gãy, hãy nhặt nó lại và tránh động vào chân răng.
  • Tiếp đó, nếu chiếc răng bị bẩn, rửa sạch với nước lạnh 10 giây. Đừng dùng xà phòng nhé mẹ.
  • Đặt chiếc răng lại trong túi, rồi hướng dẫn con cắn chặt vào miếng gạc, hoặc một chiếc khăn tay, khăn sạch.

5. Cất chiếc răng đó đi nếu mẹ không thể trồng lại răng cho trẻ

Hoặc nếu là một chiếc răng sữa bị gãy.. hãy cất nó đi nhé.

6. Giữ ẩm

Sử dụng sữa lạnh, nước muối, nước bọt hoặc dung dịch muối để giữ ẩm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Mang chiếc răng đến bác sĩ nha khoa

Trong một vài trường hợp, nha sĩ có thể gắn lại chiếc răng vỡ bằng cách nối chuyên dụng của nha khoa.

Nếu các mẹ làm theo những bước trên, và đặt lịch khám với nha sĩ để hàn lại răng cẩn thận. Trẻ sẽ thực sự có một hàm răng chắc khoẻ và lành lặn nhanh chóng.

Chấn thương răng sữa có thể gây ra những hậu quả gì?

  • Sung huyết tuỷ: Răng nhạy cảm với gõ. Răng có thể hồi phục hoàn toàn hoặc trở nên trầm trọng do tắc nghẽn mạch máu ở vùng chóp gây hoại tử tuỷ.
  • Chảy máu tuỷ: Do sung huyết, các mao quản bị chảy máu để lại những mảnh vụn đọng lại trong ống ngà. Trường hợp nhẹ, máu sẽ tiêu đi và có sự đổi màu ít, sẽ nhạt dần sau vài tuần. Trong những trường hợp trầm trọng hơn, sự đổi màu tồn tại vĩnh viễn. Khi quan sát thân răng có thể có màu: đỏ nâu, xám, vàng. Sự đổi màu ở răng sữa không có nghĩa là răng bị chết tuỷ, đặc biệt khi sự đổi màu xảy ra trong vòng 1-2 ngày sau chấn thương. Sự đổi màu xảy ra sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau chấn thương là dấu hiệu hoại tử tuỷ.
  • Vôi hoá: Là tình trạng buồng tuỷ và ống tuỷ bị bít kín dần do ngà lắng đọng.
  • Tuỷ hoại tử: Một va chạm nhẹ vào răng có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của mạch máu tuỷ và gây hoại tử tuỷ. Trên lâm sàng có thể thấy các ổ abces hoặc lỗ rò chảy mủ.
  • Tiêu chân răng: Sau chấn thương, chân răng dần dần bị tiêu đi.
  • Các loại di chứng trên mầm răng vĩnh viễn: Đổi màu thân răng trắng hoặc vàng – nâu, thiểu sản men, thân răng tách đôi, tách đôi chân răng, thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng, rối loạn mọc răng…

Trên đây là 7 bước sơ cứu khi trẻ gãy răng các bậc phụ huynh nên ghi nhớ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tổng hợp bài viết từ: lakeshore-familydentistry.com

Các bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Ele Luong