6 cách đơn giản mà hiệu quả giúp trẻ sơ sinh hết chướng bụng đầy hơi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi thường sẽ quấy khóc dai dẳng. Vỗ ợ hơi, thư giãn với nước ấm là 2 trong 6 cách hiệu quả để giúp bé không còn khó chịu với hiện tượng này.

Nội dung bài viết:

  • Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng
  • 6 cách đơn giản giải quyết tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ

Chướng bụng, đầy hơi, khí ga là kẻ thù của trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ gặp phải hiện tượng đầy hơi và có ga. Khi con bú, đặc biệt là với các bé bú quá vồ vập. Khí ga còn được hình thành trong quá trình bé tiêu hóa đường lactose, protein và các chất dinh dưỡng khác từ sữa. Với các em bé hay bú vặt hoặc mẹ quá thừa sữa, bé thường bú phải quá nhiều sữa đầu với thành phần là nhiều nước và nhiều đường. Điều này cũng có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy bụng, đầy hơi.

Bạn có thể chưa biết:

Bé 1 tuổi bị chướng bụng đầy hơi: Cha mẹ cần làm gì để giúp bé dễ chịu hơn?

Mẹ cho con bú ăn gì để bé không bị đầy hơi, bụng dạ ọc ạch?

Ngoài ra, nếu mẹ không chú ý kĩ mà để bé ngậm sai khớp ngay từ đầu cũng sẽ dễ khiến bé nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú mẹ. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một nguyên nhân khác khiến bé bị đầy hơi là do không tiêu hóa được protein trong sữa, có thể là đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa hết lượng đường lactose dung nạp thì cũng dẫn đến hiện tượng đầy hơi.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ ăn các thực phẩm sau sẽ có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng: các loại đậu, bắp cải, súp lơ, yến mạch, quả bơ, đào, lê, mận...

Dụng cụ uống sữa không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ.

Khác với người lớn có một hệ tiêu hóa trưởng thành thì ở trẻ nhỏ chỉ với một lượng hơi thừa cũng có thể làm cho trẻ bị đau bụng, đầy bụng, có những áp suất trong bụng gây nên chướng bụng. Điều này dẫn đến việc bé có thể bị nôn trớ nhiều hoặc cảm giác đau đớn khi phân đi ra ngoài qua hậu môn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6 cách đơn giản giúp trẻ sơ sinh bị đầy hơi không còn khó chịu với hiện tượng này

1. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều ga

Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ cần lưu ý không ăn các loại thức ăn có nhiều gia vị mạnh hoặc chứa nhiều khí ga như rau cải (bắp cải, súp lơ); các loại đậu đỗ, hành củ, dưa hấu, nước ngọt có ga, cà phê, táo tây, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Do đó, với các loại thực phẩm nói trên, mẹ chỉ nên ăn với số lượng ít hoặc kiêng cữ trong thời gian cho bé bú với trường hợp bé thường xuyên bị đầy hơi sau khi bú mẹ.

2. Vỗ ợ hơi cho bé - Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản

Mẹ cần giúp bé giải thoát những khí ga khó chịu trong bụng con thông qua việc vỗ ợ hơi thường xuyên. Sau mỗi một bữa ăn, trước mỗi một giấc ngủ hoặc sau mỗi lần con quấy khóc, mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé bằng 3 động tác cơ bản này. 

3. Tập thể dục cho bé

Ngoài vỗ ợ hơi thì tập thể dục thường xuyên cho bé với động tác đạp xe đạp cũng là cách hiệu quả để phòng tránh hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Bị người lớn véo tím bụng để “chữa” đầy hơi, bé sơ sinh 25 ngày tuổi phải nhập viện cấp cứu

9 Mẹo xử lý khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Đặt bé nằm ngửa rồi cầm chân bé đạp trong không khí như đang đạp xe đạp. Nhẹ nhàng thực hiện và trò chuyện để bé cảm thấy thích thú với khoảng thời gian này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Mẹo chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh: Giúp bé thư giãn với nước ấm

Mẹ thử cho bé tắm nước ấm, vuốt ve bé nhẹ nhàng để làm dịu, thư giãn các cơ bắp, hệ thần kinh cũng như lưu thông mạch máu. Nhờ đó, bé sẽ dễ dàng đẩy được luồng khí ga bị dồn nén trong bụng.

5. Mát xa cho bé

Mẹ hãy thử mát xa vùng bụng với dầu trẻ em theo chiều kim đồng hồ sau mỗi lần tắm rửa sạch sẽ hoặc những khi bé có biểu hiện bị chướng bụng đầy hơi.

6. Đừng để mặc kệ con khóc quá lâu

Các chuyên gia cho rằng nếu để bé khóc quá lâu sẽ khiến cho luồn khí đi vào trong bụng bé có nguy cơ tăng cao.

Chính vì vậy, nếu bé khóc, mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giúp bé trấn tĩnh lại.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương