5 nguyên tắc vàng để có một thai kỳ khỏe mạnh
Một thai kỳ khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học cùng tâm lý thoải mái của mẹ bầu đóng góp rất lớn vào sự phát triển của em bé trong bụng. Và để thời gian 9 tháng 10 ngày suôn sẻ, không gặp trắc trở, ốm đau gì, mẹ nhớ đừng bỏ qua 5 nguyên tắc vàng dưới đây:
1. GIẢM TRIỆU CHỨNG ỐM NGHÉN BẰNG: GỪNG
ỐM NGHÉN là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này, nhưng cũng có nhiều mẹ bầu trải qua giai đoạn này suôn sẻ mà chẳng hề buồn nôn hay kén ăn.
Với những mẹ bầu bị ốm nghén, cách chữa trị bằng trà gừng là cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Cách làm:
Thái gừng tươi thành lát mỏng hoặc giã nhỏ, sau đó cho vào nước ấm để uống. Để dễ uống, mẹ có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong.
2. BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ SẮT:
Bổ sung sắt khi mang thai là việc làm cần thiết giúp thai kỳ của bạn phát triển tốt nhất. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống và đặc biệt quan trọng với bà bầu.
Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo nên Hemoglobin – thành phần quan trọng trong hồng cầu – có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng nhiều hơn so với bình thường do đó yêu cầu nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng.
Top 10 thực phẩm giàu sắt:
- Chuối
- Các loại hạt
- Yến mạch
- Thịt bò
- Lòng đỏ trứng gà
- Cải bó xôi
- Súp lơ xanh
- Nghêu
- Quả chà là
- Nho
3. BỔ SUNG AXIT BÉO OMEGA-3
Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong phát triển não và các chức năng của não ở bào thai, ở trẻ em và đặc biệt quan trọng ở phụ nữ mang thai và cho con bú.Đây cũng là một trong những nguyên tắc vàng vì DHA thiết yếu cho phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. DHA được kết hợp chặt chẽ với mô thần kinh của thai trong tử cung cho đến lúc chào đời.
Nguồn thực phẩm bổ sung axit omega 3 tốt cho mẹ có thể tìm thấy trong các loại cá nước mặn (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ), tôm,đậu phụ, súp lơ, dầu hạt cải, dầu đậu nành, quả óc chó, súp lơ, rau có màu xanh đậm, bắp cải, các loại hạt,…, nên bổ sung Omega-3 từ những thực phẩm này
4. ĂN NHIỀU TRÁI CÂY, RAU XANH VÀ BỔ SUNG NƯỚC
Khi mới mang thai, bạn có thể thích những loại rau quả có vị chua và hương thơm như xoài, chanh, cà chua, bưởi, cam, dâu và đu đủ. Ở những tháng tiếp theo, bạn có thể thích các loại quả ngọt như chuối, na….Chọn các loại rau quả mà bạn cảm thấy hào hứng và ăn nhiều hơn. Các loại quả ăn được cả vỏ cũng là một gợi ý vì vỏ chính là nơi chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ.
Hãy thay thế cà phê, trà bằng món nước ép rau quả. Các loại quả mềm khi trộn với sữa tươi, sữa chua… sẽ mang lại cho bạn một hương vị hoàn toàn mới mà có thể bạn sẽ rất thích. Một bát súp rau cho bữa trưa sẽ dễ “vào” hơn là 1 đĩa rau luộc đơn điệu. Đây là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ rất lớn cho chế độ ăn hằng ngày của bạn.
Tuy nhiên có những loại rau củ trái cây không nên ăn:
- Củ dền
- Đu đủ xanh
- Sắn
- Nhãn
- Táo mèo
- Dứa
- Đào
5. CUNG CẤP ĐỦ FLOUR & CANXI:
Flour & Canxi là loại khoáng chất cần được đặc biệt chú ý trong thời gian người mẹ mang thai. Một thai phụ cần 1.200mg canxi mỗi ngày. Thai phụ còn trẻ cần nhiều hơn. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thời kỳ mang thai sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi và đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.
Bạn có thể tìm thấy flo trong các loại thực phẩm như: Cải xoăn, cải bó xôi, sữa, cá đóng hộp nguyên xương (nhớ phải ăn cả xương) và nước máy đã được tinh lọc.
Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kì vui vẻ và khoẻ mạnh!
-Ele Luong-
Tổng hợp từ : Internet