Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng mẹ ít sữa

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng mẹ ít sữa

Khổ sở vì nguồn cung cấp sữa? Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc mẹ ít sữa, tắc sữa hay thậm chí là mất sữa. Mẹ hãy tham khảo để biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục nhé!

Nguyên nhân gây mất sữa hoặc ít sữa cho con bú

Do núm vú bị nhiễm khuẩn

Khi cho con bú, một số mẹ vệ sinh không đúng cách, hoặc cho bé bú không đúng cách sẽ dẫn đến núm vú bị nhiễm khuẩn. Sau một thời gian sẽ làm ống dẫn sữa bị bít tắc lại, gây nên tình trạng mất sữa.

Để phòng tránh các bạn cần vệ sinh bầu ngực thường xuyên, trước khi cho bé bú lên nên dùng khăn sạch nhúng nước ấm để lau. Nếu sữa quá nhiều mà bé ăn không hết các mẹ có thể vắt ra tủ để trữ đông, hoặc vắt bỏ bớt để tránh gây vón sữa, váng sữa.

Do em bé bú ít hơn bình thường

me-it-sua

Sữa được tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào nội tiết tố prolactin và oxytocin. Oxytocin sẽ tiết nhiều hơn khi bé bú thường xuyên. Tiết ít hơn khi bé bú ít hơn. Có thể khẳng định bú mẹ giống như 1 loại chất xúc tác giúp cho lượng sữa tiết nhiều và đều đặn. Nếu bé bú ít thì sẽ không kích thích oxytocin tiết sữa và lâu ngày sẽ gây nên tình trạng mất sữa.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng mất sữa như căng thẳng, lo lắng, chế độ ăn uống không hợp lý, chế độ nghỉ ngơi không phù hợp, mẹ không có kinh nghiệm nuôi con hoặc mẹ sinh mổ, mẹ cho bé bú bình quá sớm, mẹ uống không đủ nước trong ngày.

Những dấu hiệu mẹ bị mất sữa

Sữa ít hoặc không có sữa

Bầu vú của bà mẹ nhỏ đi và nhão mềm, không căng và tức, người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, đi tiểu nhiều, lưỡi nhợt, phân nát,..

Sữa tắc

Bầu vú của bà mẹ căng tạo cảm giác đau và tức, bầu ngực ở phía gần sườn căng và đầy, cảm giác khó chịu và bực bội,…

Mẹ ít sữa phải làm sao?

Mẹ ít sữa nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Khi có dấu hiệu mất sữa các mẹ hãy bổ sung các thực phẩm giúp tăng tiết sữa. Các thực phẩm nên lựa chọn như chè vằng, lá đinh lăng,..

Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo đủ cả 4 nhóm thực phẩm.

Massage ngực

me-it-sua

Lấy một tay nâng ngực lên và ấn nhẹ vào xung quanh của bầu ngực, sau đó xoa tròn khoảng từ 20 đến 30 lần.

Dùng một chiếc khăn nóng để đắp lên bầu ngực sẽ giúp các dòng sữa được lưu thông.

Giữ đầu vú sạch

Nhiều mẹ khi vừa mới sinh thường bị tắc tia sữa. Nếu không điều trị kịp thời có thể bị viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú và u xơ tuyến vú.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa thường là do mẹ không có thói quen cho bé bú thường xuyên. Đôi khi là do đầu vú không được vệ sinh sạch sẽ, để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong ảnh hưởng đến ống dẫn sữa.

Do đó, mẹ cần phải giữ cho đầu vú sạch sẽ, khi cho con bú bàn tay cần phải vệ sinh cẩn thận, sau khi con bú xong cũng cần lấy khăn lau sạch.

Dấu hiệu tắc tia sữa để các bà mẹ trẻ nhận biết là: bầu vú căng to hơn so với bình thường, có cảm giác đau nhức, không tiết sữa hoặc sữa ra ít, khi sờ sẽ cảm nhận thấy khối tròn bề mặt gồ ghế, cứng, mẹ luôn thấy mệt mỏi thỉnh thoảng bị sốt và đau nhức. Khi có các dấu hiệu trên, các sản phụ cần đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.

Chườm nóng quanh bầu ngực

Dùng khăn hoặc chai nóng để chườm vào bầu ngực sẽ giúp nguồn sữa được kích thích và nhanh về.

Thử cho bé bú nhiều lần hơn

me-it-sua

Nhiều mẹ thấy sữa ít nên ngừng việc cho con bú. Tuy nhiên, việc này không chỉ gây ảnh hưởng tới nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé mà còn làm cho mẹ bị mất sữa luôn. Đừng băn khoăn mẹ bị mất sữa phải làm sao! Hãy để chính bé yêu giúp mẹ khắc phục vấn để này. Động tác mút vú mỗi khi bé sẽ giúp kích thích sữa tiết ra nhiều hơn.

Dùng máy hút sữa

Thường xuyên hút sữa để tăng phản xạ tiết sữa. Có thể dùng sản phẩm bằng tay hoặc dùng máy để hút sữa.

Đây là cách giải quyết vấn đề tắc sữa vô cùng hiệu quả nhất trong trường hợp bé không bú mẹ hoặc bú ít. Mẹ chỉ cần dùng máy hút sữa 15 phút/ lần để không đau nhức. Mẹ làm đều đặn từ 8-10 lần/ ngày, cách nhau 1-2 tiếng mỗi lần!

Bên cạnh đó, mẹ chỉ nên dùng máy hút sữa ở mức nhẹ hoặc trung bình mà thôi. Đây là mức tương đượng lực bú của bé. Nếu sử dụng lực mạnh, mẹ sẽ vừa bị đau, đồng thời bầu sữa sẽ dần quen với lực đó, điều này sẽ vô tình tạo thói quen. Chúc mẹ thành công gọi sữa về nhiều nhé!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!