5 cách dạy bé dọn dẹp đồ chơi gọn gàng

Trẻ em có một khả năng lạ thường là làm mọi thứ gọn gàng tạo thành một bãi chiến trường bừa bãi; chỉ trong chớp mắt bé có thể đem hết tất cả đồ chơi trên kệ hay trong rổ và trãi ra khắp sàn nhà, đến độ không có một chổ trống. Và bé dường như rất vui thích với điều này khi bao xung quanh bé chỉ toàn đồ chơi, bé sẽ phấn khích và những món đồ chơi xung quanh cũng mang lại cảm giác an toàn cho bé. Tuy nhiên, hướng dẫn bé dọn dẹp đồ chơi sớm là một thói quen tốt Ba Mẹ cần làm để bé dần học được sự ngăn nắp, gọn gàng....

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy bé dọn dẹp đồ chơi sớm là một thói quen tốt ba mẹ cần làm để bé dần học được sự ngăn nắp, gọn gàng. Cùng theo dõi để biết chi tiết nhé!

1.Tạo Thói Quen/ Tạo nguyên tắc

5 cách dạy bé dọn dẹp đồ chơi của mình gọn gàng

Trẻ ở độ tuổi mầm non biết rằng đồ chơi phải được dọn về chổ cũ sau thời gian chơi hoặc thảm ngủ trưa phải được gấp lại và cất đi sau giấc ngủ trưa. Vì thế ở nhà, Ba Mẹ có thể làm tương tự như thế để tạo thói quen cho bé: "Trước khi tôi bắt đầu bữa tối, con phải để sách trở lại trên kệ nhé" hoặc "Sau khi con thay quần áo, con hãy để đồ dơ vào giỏ quần áo giặt nhé."

Bắt đầu với thói quen, khi bé đã nhận biết nguyên nhân hậu quả, đây là lúc đặt nguyên tắc về dọn dẹp cho bé. Và luôn theo sát nguyên tắc nếu bé quên hay phạm lỗi, thời gian đầu bé có thể không tuân thủ mẹ có thể cùng tham gia dọn cùng bé để tạo thành chu trình.

Nếu bé không tuân thủ nguyên tắc, Ba Mẹ có thể phạt bé như time-out (phạt ngồi vào góc 1 mình để tự suy nghĩ), và/ hay với sự thỏa thuận ban đầu với bé, Ba mẹ có thể phạt không được chơi những món bé không dọn cho lần chơi kế tiếp.

2. Quy tắc 5 phút nhắc nhở

Một thói quen hay một nguyên tắc bé cần rất nhiều thời gian để rèn luyện, và trên con đường đó bé có thể quên cả trăm lần, cố tình không hợp tác cả ngàn lần, hay trốn việc là chuyện rất bình thường. Nhiệm vụ của Ba Mẹ là phải kiên quyết và nhất quán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên bé cần được hổ trợ, nhắc nhở, thậm chí là sự trợ giúp để bé có thể hoàn thành tốt nguyên tắc dọn dẹp của mình. Hãy nhắc bé khi còn 5 phút để bé có thời gian chuẩn bị, rồi 3 phút, đến 2 phút và 1 phút. Việc này sẽ hạn chế việc trả giá và phản đối của bé trong việc hết giờ chơi rồi, và đây là thời gian dọn dẹp đồ chơi vào và cho bé thời gian để chuẩn bị những yếu tố tâm lý cần thiết.

3. Thiết kế/ chuẩn bị phòng cho bé hay khu đồ chơi gọn, đơn giản

5 cách dạy bé dọn dẹp đồ chơi của mình gọn gàng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Căn phòng quá nhiều đồ chơi sẽ làm bé mất tập trung và chơi chưa xong món này bé sẽ lại bày ra món khác, và dẫn đến mọi thứ sẽ lộn xộn lên. Hãy giúp bé quyết định chọn từng món chơi và chơi xong muốn chơi món khác thì nguyên tắc là cất lại món đồ chơi kia. Đôi khi bé chơi kết hợp nhiều món đồ chơi, thì hãy giúp bé ra quyết định chọn tối đa từ 1-3 món để kết hợp chơi. Bé có thể tăng dần khi bé học được sự gọn gàng ngăn nắ, cũng như dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi.

Vì vậy căn phòng hay khu đồ chơi của bé cần phải phân loại và sắp xếp gọn gàng, để bé học được sự gọn gàng từ Ba Mẹ, cũng như việc sắp xếp lại theo khuôn mẫu trước một cách dễ dàng.

4.  Rèn hay Học thông qua các trò chơi

5 cách dạy bé dọn dẹp đồ chơi của mình gọn gàng

Trong mắt trẻ em, mọi thứ đều là chơi. Nguyên tắc để rèn hay học mọi thứ là thông qua chơi (hay chúng ta có thể nói là thực hành). Tạo ra các trò chơi dọn dẹp và cùng tham gia với bé. Sau đây là một số trò chơi gợi ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trò chơi "Ảo thuật": dùng một vài từ ảo thuật hay các câu thần chú để biến đi đồ chơi, và sau đó cất đi từng món đồ chơi theo lời ảo thuật.
  • Trò chơi "Ai nhanh hơn": hãy tạo chút hào hứng cho bé vận động, khi đến giờ dọn dẹp để bé thi đua dọn dẹp.
  • Và trò chơi "Ném trúng mục tiêu": hãy để rổ đồ chơi phân loại để bé ném vào. Tuy nhiên, để chơi trò chơi này, Ba Mẹ cần phải phân loại đâu là loại đồ chơi có thể ném vào như banh/ bóng, vật đồ chơi mềm.... . Hay có thể người ném người chụp để bỏ vào rổ.
  • Trò chơi "Chọn món để dọn": đây cũng là một trò chơi để tăng ngôn từ cho bé, Ba Mẹ có thể gọi tên món đồ chơi và để bé tìm và bỏ vào rổ, hay ngược lại.
  • Trò chơi "Đếm món để dọn": Hãy cùng bé đếm món đồ chơi để dọn, để bé học đếm số và kết hợp dọn dẹp đồ chơi của mình.

5. Hãy hướng dẫn bé làm thế nào!

Thông thường, chúng ta nói lời dạy nhiều hơn là làm cùng bé, hay hướng dẫn, làm mẫu cho bé thấy. Chúng ta thường đưa câu ra lệnh bé làm hơn là lợi gợi ý hay nhắc nhở bé. Vì thế mỗi lần chơi xong, đôi khi chúng ta đã chỉ dẫn rồi nhưng vẫn cần chúng ta cùng tham gia với con để dọn dẹp, hay cần chỉ dẫn lại, thậm chí cầm tay con cầm từng món đồ chơi bỏ vào đúng nơi.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis