15 bức ảnh đẹp kinh ngạc về những ca sinh nở tại gia

Sinh nở tại gia không phải là hình thức phổ biến ở Việt Nam nhưng cũng đã được 1 số bộ phận sản phụ thực hiện. Những bức ảnh chân thật về các ca sinh sẽ phần nào giúp mẹ hình dung hơn về quá trình vượt cạn ngay tại nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh nở tại gia vẫn còn là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Cụ thể, tại Mỹ, chỉ có 2% các bà mẹ chọn phương pháp sinh tại nhà. Lí do có thể do nhiều bà mẹ quen với việc đến bệnh viện để sinh con hơn là mời bác sĩ đến nhà. Hoặc có thể do phần lớn vẫn chưa hiểu rõ về phương pháp này.

Một bức ảnh đáng giá ngàn lời nói. Đó là lí do báo The Huffington Post quyết định kết hợp cùng Hiệp hội Nhiếp ảnh gia về chụp ảnh sinh sản Quốc tế để công bố 15 bức ảnh tuyệt đẹp dưới đây. Hãy cùng chúng tôi xem qua những hình ảnh này để có cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp sinh nở tại gia nhé.

Nội dung bài viết:

  • Ưu, nhược điểm của phương pháp sinh nở tại nhà
  • Những bức hình đầy cảm xúc về hành trình sinh nở tại gia

Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp sinh nở tại gia

Tại nước ta, phương pháp sinh tại nhà vẫn còn khá xa lạ. Thay vì đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế, người mẹ lựa chọn sinh tại gia sẽ sinh con ngay tại chính nơi mình ở và vẫn cần đến sự trợ giúp của 1 người nào đó đủ kinh nghiệm và chuyên môn về chuyển dạ và sinh nở.

Bạn có thể chưa biết:

[Gallery ảnh] Bộ ảnh sinh con tại nhà không thể chân thực hơn!

Sản phụ sinh con tại nhà, bà cắt rốn cho cháu bằng thanh nứa khiến bé sơ sinh nguy kịch

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh phương pháp sinh này, nếu có suy nghĩ về việc sinh con tại gia mẹ nên cân nhắc ưu nhược điểm để có quyết định phù hợp.

Ưu điểm

  • Mẹ được thoải mái di chuyển, tắm giặt và sinh hoạt theo tình hình sức khỏe
  • Có thể tự điều chỉnh tư thế trong quá trình sinh
  • Tâm lý thoải mái hơn nhờ sự quen thuộc của mọi thứ xung quanh
  • Không chịu áp lực về về sử dụng thuốc giảm đau...
  • Có thể tự kiểm soát nhiều hơn dựa trên kinh nghiệm của mẹ
  • Tạo cơ hội lưu giữ những khoảnh khắc kỳ diệu của ca sinh
  • Tiết kiệm chi phí sinh nở

Nhược điểm

  • Trong 1 số trường hợp, sinh nở tại gia làm tăng nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé. Chúng ta hoàn toàn không thể lường trước được những rủi ro xảy ra trong ca sinh. Chuyển dạ không có sự giúp đỡ của người có chuyên môn và kinh nghiệm có thể đem lại những nguy cơ khôn lường đối với trẻ. Ngay cả khi mẹ siêu âm hay khám thai cho kết quả bình thường thì quá trình sinh không thể đảm bảo không có tai biến như đầu con không lọt, cổ tử cung mở không đủ rộng, suy thai, thâm chí là băng huyết, tiền sản giật, vỡ tử cung...
  • Khi sức khỏe người mẹ có vấn đề hay thuộc nhóm có nguy cơ cao (mắc bệnh mãn tính, đã từng sinh mổ, hút thuốc lá/ uống rượu khi mang thai, mẹ mang đa thai...) thì sinh con tại nhà không phải là lựa chọn thích hợp vì yếu tố rủi ro là rất cao.

Những khuôn hình chân thật về các ca sinh nở tại gia

1.

(Nhiếp ảnh gia: Kristie Robin)

“Suýt chút nữa là tôi đã bỏ lỡ mất những gì đang diễn ra. Trước khi rời đi cho mẹ và bé ở lại bên nhau, tôi đã giúp hai mẹ con pha một bồn tắm thảo dược. Có thể sẽ giúp họ bình tâm lại sau ca sinh nở chóng vánh.”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2.

(Nhiếp ảnh gia: Elliana Gilbert)

“Trong bức ảnh, 3 thành viên trong gia đình, bao gồm cả cô chị chưa đầy 2 tuổi, mỗi người đang ở một góc khác nhau, cùng nhau chờ đợi giây phút cuộc sống của họ bước sang chương mới!”

3.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

(Nhiếp ảnh gia: Mamarazzi Photography)

“Tôi vô cùng thích biểu cảm của người mẹ này giây phút cô nhận ra mình đã vượt cạn thành công! Bé trai sinh ra nặng hơn 4 kí, là đứa con thứ ba của cô ấy. Ca sinh nở được thực hiện tại nhà, với sự hỗ trợ của những đứa con lớn và ba mẹ của sản phụ, cũng như của bà đỡ và người hỗ trợ sinh. Chồng của sản phụ, một quân nhân xa nhà, cũng “trải nghiệm” toàn bộ quá trình cùng gia đình mình qua điện thoại, kể cả tiếng khóc đầu đời của con trai mình.”

4.

(Nhiếp ảnh gia: Love by Krista Evans Photography)

“Nhìn ông bố hạnh phúc này mà xem. Anh ấy và bà đỡ đang cùng nhau trò chuyện về đám nhau thai!”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5.

(Nhiếp ảnh gia: Tara Leach Photography)

“Ca sinh nở này diễn ra rất nhanh. Tôi đến nơi chừng 20 phút thì cô ấy sinh bé thành công. Cô ấy mới chỉ chuyển dạ trước đó 1 tiếng thôi đấy! Phụ nữ thật sự rất mạnh mẽ. Sinh nở là việc rất thiêng liêng, và thường người ta lại không đánh giá đủ cao việc ấy.”

6.

(Nhiếp ảnh gia: Santa Cruz Birth Photographer)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Khách hàng nói với tôi rằng: ’Có một ê-kíp hỗ trợ xuất sắc là điều duy nhất giúp tôi vượt qua 40 giờ đau đẻ của mình.’”

7.

(Nhiếp ảnh gia: Samantha Parks Portraiture)

“Cặp đôi này chào đón con đầu lòng của họ bằng phương pháp sinh tại nhà, với sự hỗ trợ của bà đỡ. Quá trình chuyển dạ của sản phụ đã diễn ra từ ban ngày kéo dài đến đêm, với tình yêu và sự ủng hộ của chồng cô ấy.”

Bạn có thể chưa biết:

Tự sinh con tại nhà, sản phụ ở Quảng Ngãi lâm vào tình trạng nguy kịch

Hướng dẫn cách sinh con tại nhà dễ dàng và bớt đau đớn cho mẹ bầu

8.

(Nhiếp ảnh gia: Lane B Photography)

“Khi tôi đến nhà, hình ảnh tôi bắt gặp là cậu con trai 2 tuổi của sản phụ đang ngủ ngon lành, gối đầu lên bụng mẹ, trong khi những cơn co chuyển dạ của cô ấy đang xảy ra vài phút một lần. Cô ấy nói với tôi rằng cô cảm thấy thoải mái dễ chịu khi có con trai bên cạnh, việc đó giúp cô ấy quên đi những cơn đau. Sau khi cậu bé thức dậy, hai mẹ con chơi với nhau một lúc, đến khi sản phụ đã quá đau không thể nói chuyện được nữa và bắt đầu rặn đẻ.”

9.

(Nhiếp ảnh gia: Paulina Splechta)

“Có một số ca sinh nở không diễn ra nhanh chóng. Em bé cần nhiều thời gian để chào đời. Cơn chuyển dạ của sản phụ này kéo dài 23 tiếng đồng hồ. Một cơn chuyển dạ có thể nói là yên bình, và đẹp nữa. Cô ấy đi dạo cùng chồng quanh khu phố. Họ dừng lại để cô ấy nghỉ và tập trung thở mỗi khi cơn co thắt xuất hiện.”

10.

(Nhiếp ảnh gia: Spot of Serendipity)

“Chúc mừng, một bé trai! Đứa con thứ ba của sản phụ, cũng là đứa đầu tiên chào đời bằng phương pháp sinh nở tại gia. Hai con trước của cô ấy được sinh ra tại bệnh viện.”

11.

(Nhiếp ảnh gia: Isabell Steinert Photography)

“Bức ảnh này được chụp tại một nơi không xa thủ đô Manila, Philippines. Đây là một ca sinh nở tại gia, người mẹ không sinh dưới nước (*). Quá trình chuyển dạ đã diễn ra suốt 2 ngày, với những thời điểm lên xuống thất thường. Trong ảnh, bà đỡ đang giúp sản phụ thực hiện phương pháp Rebozo Sifting (**). Cuối cùng họ đã thành công. Bé trai tên là Sinag, nghĩa là tia sáng. Cậu bé được sinh ra trong ánh trăng ngày rằm.”

(*) Những ca sinh đẻ tại nhà thường sẽ nằm vào 2 dạng: sản phụ sẽ sinh con trong nước (trong bồn tắm, hồ tắm nhỏ…) hoặc không

(**) Một phương pháp hỗ trợ sinh bằng cách dùng khăn, vải để massage phần bụng, phần thân dưới của sản phụ, giúp thư giãn các cơ và dây chằng, đồng thời giúp thai nhi vào đúng vị trí để chào đời.

12.

(Nhiếp ảnh gia: Danice Cachapelle Photography)

“Đây là ca sinh nở tại gia đầu tiên tôi thực hiện, và nó quả thực rất tuyệt vời. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cả ông bố lẫn bà mẹ tương lai đều cho tôi thứ cảm giác vô cùng yên bình. Có những lúc tôi phải ngừng lại vì quá xúc động. Kỉ niệm đẹp đẽ nhất trong sự nghiệp nhiếp ảnh của tôi.”

13.

(Nhiếp ảnh gia: Amor Em Foco)

“Bức ảnh được chụp tại Brazil. Tất cả chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ. Sản phụ đã tự tay đỡ con mình ra ngoài!”

14.

(Nhiếp ảnh gia: Alanna Farmer Photography)

“Khoảng khắc ngay khi em bé vừa lọt lòng, cặp đôi này đã vô cùng hạnh phúc khi được nghe tiếng khóc đầu đời của con trai mình.”

15.

(Nhiếp ảnh gia: Vuefinder Photography)

“Bạn sẽ không thể biết trước được bé con của mình thích ra đời ở chỗ nào đâu. Như bé gái này chẳng hạn, ở phòng khách đấy!”

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Michelle Le