11 bức ảnh nghệ thuật sống động về nhau thai của bé sơ sinh

Nhau thai của bé sơ sinh có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ trong thời kỳ còn nằm trong bụng mẹ. Những hình ảnh chân thực về nhau thai của bé sơ sinh hẳn sẽ khiến mẹ bất ngờ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhau thai của bé sơ sinh giúp duy trì sự sống khi bé trong bụng mẹ nhưng liệu mẹ đã thấy tận mắt bao giờ chưa? Sau sinh các bác sĩ cũng có thể dựa vào nhau thai để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh người Hà Lan,  Marry Fermont, nhiếp ảnh gia nổi tiếng về chủ đề mẹ sinh con. Và một trong những điều mà cô vô cùng say mê là chụp ảnh sau một cuộc sinh nở, đặc biệt là nhau thai của bé sơ sinh. Với Marry, “nhau thai” là một thứ thật kỳ diệu. Nhờ nó mà thai nhi mới có thể tồn tại. Nhau thai đưa mọi chất dinh dưỡng và oxy đến cho bé trong bụng mẹ. Nếu không có nhau thai, bé sẽ không thể lớn lên và phát triển như một con người hoàn thiện.

Cùng xem những hình ảnh tuyệt đẹp về nhau thai và thông tin về nhau thai của trẻ trong bài viết dưới đây:

  • Thông tin chung về nhau thai của bé sơ sinh
  • Những hình ảnh chân thật về nhau thai

Nhau thai là gì?

Nhau thai là cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung, là 1 bộ phận của thai nhi, có hình tròn giống chiếc bánh, có màu đỏ, bề mặt mịn, nối giữa bào thai với thành tử cung của mẹ. Bánh nhau có chức năng chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ đào thải và trao đổi không khí qua máu với cơ thể mẹ.

Bạn có thể chưa biết:

Nhau thai bám mặt sau là con trai hay con gái?

Sót nhau thai gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vai trò của nhau thai cực kỳ quan trọng, đây là đường cung cấp dưỡng chất giữa thai nhi và người mẹ. Tuy nhiên ngay khi em bé ra đời, bộ phận này cũng đi ra khỏi cơ thể mẹ.

Nhiệm vụ chính của nhau thai:

  • Cung cấp dưỡng chất cho thai nhi
  • Hoạt động như 1 bộ lọc với chức năng lọc máu, phân tách các chất độc hại khác, đẩy ra ngoài qua đường tiết niệu và bài tiết của mẹ
  • Hoạt động như phổi, cung cấp oxy cho thai nhi
  • Hỗ trợ bài tiết
  • Điều chỉnh lượng đường trong máu: nhau thai sản xuất nhiều hormone giữ cho lactose, đảm bảo cơ thể mẹ đủ lượng đường trong máu để cung cấp cho bé
  • Phòng ngừa nhiễm trùng
  • Điều tiết hormone: nhau thai cũng tiết ra lượng lớn hormone nữ như estrogen và progesterone để ngăn ngừa co thắt ở tử cung trước thời điểm bé sẵn sàng chào đời. Đồng thời cũng giúp các mô tử cung mềm hơn khi mẹ gần đến ngày sinh
  • Gần đến ngày sinh, nhau thai sẽ dịch chuyển lên đỉnh tử cung để tạo điều kiện cho việc mở rộng dạ con, bảo vệ em bé an toàn cho đến khi chào đời.

Những hình ảnh chân thật về nhau thai

Thông qua các bức ảnh về nhau thai này, nhiếp ảnh gia Marry hi vọng người xem sẽ cảm nhận và đồng quan điểm với cô rằng “Nhau thai là thứ quan trọng nhất để khởi đầu cho một sinh linh bé bỏng”. The Asianparent Việt Nam mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh “Nhau thai của bé sơ sinh sau một cuộc vượt cạn”.

Nhau thai được hình thành đồng thời ngay khi trứng đã được thụ tinh. Đây là điểm khởi nguồn cho sự sống của một thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Nhau bám mặt sau hay bám mặt trước thì tốt hơn cho thai nhi?

4 dấu hiệu sót nhau sau sảy thai chị em nên biết để kịp thời xử lý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhờ có nhau thai, các hormone xuất hiện trong suốt 9 tháng thai kỳ của mẹ cũng được hình thành. 


Bác sĩ có thể chẩn đoán các dị tật và tình trạng bất thường của thai nhi thông qua xét nghiệm nhau thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những vị trí bình thường của nhau thai mà mẹ nên biết là:

  • Nhau thai bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung).
  • Hoặc nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).
  • Và nhau có thể bám ở phía trên thành tử cung.
  • Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.

Nhau thai sẽ được đẩy ra ngoài sau khi mẹ đã đẻ xong em bé. Do đó, dù đã sinh xong nhưng mẹ vẫn sẽ có thêm một vài cơn co thắt cuối cùng để nhau thai ra ngoài hoàn toàn.

Nhau thai của trẻ sơ sinh giúp lọc bỏ những độc tố trước khi chất dinh dưỡng được đưa đi nuôi thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay sau khi sinh, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của trẻ nhờ vào việc quan sát nhau thai của bé sơ sinh.

Hình ảnh nhau thai sau 1 ca sinh hẳn sẽ làm mẹ bất ngờ

Một nhau thai có thể nặng tới 1kg với đường kính từ khoảng 15-22cm. 

 

Có nhiều cách để xử lý nhau thai sau sinh, thông thường khi sinh tại bệnh viện nhau thai sẽ được xử lý theo quy trình khép kín nghiêm ngặt vì đây là chất thải lây nhiễm.

Nguồn ảnh: Fermont Fotografie

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương