10 dấu hiệu cha mẹ chiều con quá mức

Khi con không có sự tôn trọng, trở nên ích kỹ, lười nhác ... đây chính là hậu quả của việc chiều con quá mức của cha mẹ và người thân xung quanh trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

10 dấu hiệu cha mẹ chiều con quá mức

Người lớn chúng ta vì quá yêu chiều và bao bọc con cái, mà mọi thứ đều dành cho trẻ nhỏ, bảo vệ con nhỏ một cách quá mức, và hoàn toàn cản trở sự phát triển tâm lý khỏe mạnh của trẻ.  Chúng ta không ngại hy sinh tất cả, thậm chí hy sinh cả hạnh phúc của bản thân, đây là điều đáng sợ nhất mà cha mẹ dành tặng cho con trẻ.

Và niềm tin hy vọng và sự hy sinh này tạo thành một gánh nặng cho con cái để hoàn thành mong mỏi của cha mẹ. Cha mẹ trong suy nghĩ làm điều tốt nhất cho con, nên cái gì làm được cho con là làm, nhiệm vụ của con là hãy học thật giỏi, và tạo thành việc xem trọng tài năng, bồi dưỡng năng lực hơn là đạo đức, nhân phẩm, tích cách và tâm lý của con.  

Dạy cho con trẻ biết làm người như thế nào là trách nhiệm không thể thoái thác của mỗi một phụ huynh. Để dưỡng thành thói quen phẩm cách tốt đẹp cho trẻ, cha mẹ cần bước ra khỏi những cái khung sai lầm trước kia. Dưới đây là 10 10 dấu hiệu cha mẹ chiều con quá mức:

1. Đãi ngộ đặc biệt

Địa vị của con trẻ trong gia đình cao hơn người lớn một bậc, đâu đâu cũng nhận được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt, như ăn riêng một mình, có gì ngon đều một mình hưởng thụ. Ông bà nội có thể không tổ chức sinh nhật, còn sinh nhật của chúng thì phải mua một cái bánh kem thật to, tiền mừng tuổi, quà tặng chất đầy bàn…

10 dấu hiệu cha mẹ chiều con quá mức

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con trẻ như vậy sẽ cảm thấy mình thật đặc biệt, quen ở cao hơn người khác một bậc, tất nhiên sẽ trở nên ích kỷ, không có lòng cảm thông, cũng sẽ không quan tâm đến người khác, luôn nghĩ đền phần của mình, chỉ lo sợ mất phầ n mình. 

2. Chú ý quá mức

Cả nhà lúc nào cũng quan tâm chăm lo cho trẻ, bầu bạn với trẻ. Ngày lễ ngày tết, người thân bạn bè thường cười cợt đùa giỡn, có lúc người lớn vây thành một vòng để trẻ ở giữa, không ngừng cỗ vũ con trẻ biểu diễn tiết mục, vỗ tay không ngớt.

Con trẻ như vậy sẽ cảm thấy mình là trung tâm, quả thật đã trở thành “ông trời con”. Người trong nhà đều phải chuyển động quanh nó, hơn nữa một ngày từ sáng đến tối không được yên thân, sức chú ý cũng phân tán. Hễ có khách khứa đến chơi nhà, chúng sẽ nổi khùng lên, thậm chí quậy đến mức khiến người lớn không thể nói chuyện.

3. Dễ dàng thỏa mãn

Con trẻ muốn gì thì cho nấy. Có những cha mẹ khi con trẻ theo học mẫu giáo và tiểu học cứ luôn cho chúng rất nhiều tiền tiêu vặt, dễ dàng thỏa mãn đòi hỏi của con trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ con như vậy rất dễ dưỡng thành thói quen không biết quý tiếc tài vật, coi trọng hưởng thụ vật chất, lãng phí tiền bạc và không biết quan tâm đến người khác, hơn nữa thiếu tính nhẫn nại và không có tinh thần chịu khổ.

Chiều chuộng, muốn gì cho nấy làm trẻ nẩy sinh tâm lý được một đòi hai (Ảnh: Eva)

4. Cuộc sống lười nhác

Ngày thường để mặc cho con trẻ ăn uống vui chơi, học tập không có quy luật, muốn thế nào thì như thế ấy: Ngủ nướng, không ăn cơm, ban ngày vui chơi phóng đãng, buổi tối xem ti vi đến tận đêm khuya.

Con trẻ như vậy sau khi lớn lên sẽ thiếu tinh thần cầu tiến, thiếu tâm hiếu kỳ ham học hỏi, làm người thì qua loa cho xong, làm việc thì cẩu thả thất thường, có đầu mà không có đuôi.

5. Cầu khẩn van xin

Ví như vừa dỗ dành con trẻ ăn cơm đi ngủ, hứa sẽ kể chuyện, hay mua bánh kẹo cho mới chịu ăn xong cơm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Luôn mua chuộc con bằng mọi cách để cn có thể thực hiện theo yêu cầu của bố mẹ, từ việc ăn, ngủ đến đi chơi, khóc… mọi thứ chỉ cần con làm theo yêu cầu thì con có thể được mua đồ chơi mới, hay điều gì mà con đang muốn. 

10 dấu hiệu cha mẹ chiều con quá mức

Tâm lý của trẻ nhỏ sẽ là, bạn càng dỗ dành cầu xin, thì trẻ càng làm quấy, không những không biết phân rõ đúng sai, không bồi dưỡng được tinh thần trách nhiệm mà còn thoải mái phóng khoáng cho trẻ, như vậy uy tín trong việc dạy dỗ cũng trở nên vô ích.

6. Một thân ôm đồm mọi việc

Con trẻ đã 4 tuổi rồi mà không biết mặc quần áo, bố mẹ còn phải đút cơm cho ăn. Trẻ 5, 6 tuổi rồi mà còn không biết làm bất cứ việc nhà nào, không biết niềm vui trong lao động và trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ để giảm bớt đi phần nào gánh nặng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con làm gì cũng sợ con bày ra, dơ, dổ bể, mất công dọn thêm, tốn thêm thời gian. Và thường không hướng dẫn và rèn con làm các công việc nhà theo độ tuổi để con phát triển mọi kỹ năng xã hội, và kỹ năng sống cần thiết. 

Cha mẹ cứ một mình ôm đồm hết như vậy, tất nhiên sẽ mất đi một đứa con siêng năng, tốt bụng, giàu lòng nhân ái — Đây tuyệt đối không phải là chuyện ngày một ngày hai.

7. Lo sợ quá mức

Vốn dĩ “con nghé mới sinh không sợ hổ”, con trẻ lúc đầu vốn không sợ nước, không sợ bóng tối, không sợ té ngã, không sợ ốm đau bệnh tật. Sau khi té ngã rồi, thường thường sẽ tự mình lặng lẽ bò dậy tiếp tục chơi.

Về sau, tại sao lại có những đứa trẻ nhát gan sợ sệt thích khóc? Đây thường thường là do người lớn, khi con trẻ có bệnh thì biểu hiện hoảng hốt lo sợ. Làm việc gì, đi đâu luôn mang tâm trạng con té, con đau, con bị bệnh, con sẽ bị như thế này và con sẽ bị như thế kia.

Kết quả sau cùng của việc nuông chiều quá mức là con trẻ không thể rời xa cha mẹ một bước. Những đứa trẻ này đã khắc sâu dấu ấn của sự nhu nhược yếu kém, không có sự dũng cảm để thử thách bản thân khám phá những điều mới. Luôn bao trùm bởi tâm trạng lo sợ mà được in dấu bởi thói quen lo sợ của người lớn để lại. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8. Tước bỏ quyền tự do

Con trẻ như vậy sẽ trở nên nhu nhược bất tài, thiếu mất tự tin, dưỡng thành tâm lý ỷ lại, còn dễ dàng trở thành “tiểu bá vương” trong nhà. Trong nhà hoành hành ngang ngược, còn khi ra ngoài thì lại nhút nhát, tạo thành khiếm khuyết nghiêm trọng trong tính cách.

10 dấu hiệu cha mẹ chiều con quá mức

Mọi việc ăn, học, ngủ, nghỉ đều có người lo tận răng, nên trẻ chỉ việc hưởng thụ và tuân theo. Sự tự do trong suy nghĩ, hành động, tư duy… dần dần sẽ bị mai một bởi mọi thứ đều được sắp đặt và luôn có người làm thay trẻ. 

Trẻ khi lớn lên – sẽ thiếu kỹ năng xã hội, thiếu tự tin, tư duy kém, ý thức kém.

9. Sợ trẻ quấy khóc

Con trẻ từ nhỏ đã luôn được chiều theo ý muốn của mình. Con trẻ những lúc không được như ý thường hay quấy khóc vật vã, không chịu ăn cơm để áp chế bố mẹ. Bố mẹ cưng chiều chỉ còn biết cách dỗ dành, đầu hàng, thuận theo và chiều ý con.

Bố mẹ sợ con quấy khóc là bố mẹ vô năng; con trẻ đánh mắng cha mẹ sẽ là đứa con ngỗ nghịch vô tình. Trong tính cách đã gieo mầm ích kỷ, phóng túng buông thả và thiếu năng lực tự kiểm soát bản thân.

10. Bênh vực lỗi lầm của con

Mọi lỗi lầm của con trẻ luôn có một lý do để biện hộ, đầu tiên xuất phát từ cha mẹ, người lớn trong gia đình vì quá yêu trẻ mà biện hộ và cho qua mọi lỗi lầm của trẻ. Lý do biện hộ thường xuyên để cho qua là “con con nhỏ đã biết gì!”. Theo thời gian, con sẽ học cách biện hộ đó từ cha mẹ, con không bao giờ nghĩ con sai, vì mọi cái sai luôn có lý do để trở thành đúng, nên sau cùng còn không sai. 

10 dấu hiệu cha mẹ chiều con quá mức

Con trẻ như vậy đương nhiên là không thể dạy được rồi! Bởi vì nó hoàn toàn không có quan niệm phân biệt đúng sai, hơn nữa tâm lý lúc nào cũng đã có sẵn “ô dù” và “nơi lánh nạn”, hậu quả của nó không chỉ là tính cách méo mó, có lúc còn khiến cho gia đình bất hòa.

Những đứa trẻ được cưng chiều quá mức sẽ cảm thấy người lớn làm hết thảy mọi chuyện đều là lẽ đương nhiên.

Chúng không biết suy nghĩ cho người khác, cũng không biết trân trọng những vất vả và phó xuất hy sinh của người lớn.

Hết thảy chúng đều lấy bản thân mình làm trung tâm, tính cách tự tư tự lợi, ngang ngược hống hách, không biết khoan dung, càng không chịu được ủy khuất. Con trẻ thậm chí không biết lễ phép, trong mắt không có ai, không biết giữ gìn sự tôn nghiêm của người lớn.

Đây có phải hoàn toàn là lỗi của con trẻ hay không?

Con trẻ nhà người ta sao lại hiểu chuyện đến thế, còn con trẻ nhà mình lại hống hách càn rỡ đến vậy?

Thiết nghĩ từ một đứa bé ngây thơ trong sáng không hiểu chuyện đến khi trở thành kẻ ngang ngược vốn không phải chuyện chỉ trong một ngày.

Khi con trẻ đã quen với việc đòi hỏi, chúng đã quên đi cảm ơn mà chỉ mong người khác cung cấp tiện nghi cho mình, chứ không nghĩ đến bản thân sẽ phải làm điều gì đền đáp công ơn của ông bà cha mẹ. Vậy nên, nếu thật lòng thương yêu con trẻ, hãy dạy cho chúng biết cách chia sẻ, biết cảm ơn ngay từ hôm nay.

Hãy để con trẻ phạm sai lầm, hãy để con trẻ làm và học hỏi mọi kỹ năng cần thiết để phát triển thể lực, trí lực, các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội. Để từ đó con trẻ xây dựng tính cách, nhân phẩm của mình trên một nền tảng gia đình, yêu thương, lao động và học tập. 

Nguồn – Đại Kỷ Nguyên

Bài viết của

MeKrobis