Mang thai đến tuần thứ mấy thì nên tầm soát tiểu đường thai kỳ?

Nếu có từ hai mẫu máu bằng hoặc cao hơn các giới hạn trên thì sản phụ được xác định là đã mắc tiểu đường thai kỳ. Ngược lại, nếu chỉ có một mẫu, gọi là rối loạn dung nạp trong thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là thích hợp? Thời điểm thích hợp để xét nghiệm là từ tuần 24 đến tuần thai 28. Tuy nhiên thai phụ thường sẽ được bác sĩ chuyên khoa đánh giá khả năng mắc tiểu đường thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên. Nếu thực sự có nguy cơ thì phải tiến hành các biện pháp tầm soát ngay trong 3 tháng đầu.

  • Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
  • Tầm quan trọng của việc tầm soát tiểu đường thai kỳ
  • Quy trình tầm soát tiểu đường thai kỳ

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ chỉ tình trạng “bất kỳ mức độ rối loạn dung nạp đường khởi phát được xác định lần đầu từ khi mang thai”. Việc tầm soát tiểu đường thai kỳ là vô cùng cần thiết vì tiểu đường trong thai kỳ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé. Ở lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu sẽ được bác sĩ siêu âm, xem xét và đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường. Trường hợp thai phụ không có yếu tố nguy cơ, thử đường huyết lúc đói nhưng có kết quả bất thường (từ trên 92 mg/dL) thì phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường lúc thai từ 24 đến 28 tuần. Trường hợp thai phụ có yếu tố nguy cơ phải thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong trong 3 tháng đầu, thậm chí ngay trong lần khám thai đầu tiên. Sau đó, dù đã có kết quả bình thường cũng nên lặp lại nghiệm pháp này lúc thai từ 24 đến 28 tuần.

Tiểu đường thai kỳ nên được xét nghiệm từ tuần 24 - 28 (Nguồn: Bệnh viện Tâm Anh)

Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu? Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn - Khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, sở dĩ chọn giai đoạn tuần thai thứ 24 đến 28 là vì hiện tường tăng đường huyết dễ diễn ra lúc này nhất khi bánh nhau phát triển hoàn thiện. Việc này sẽ làm tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết glucagon, đề kháng insulin, giảm dự trữ và tăng ly giải glycogen thành glucose ở gan, đồng thời giảm dung nạp đường ở các mô ngoại biên gây tăng đường huyết.

Xem thêm:

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Tầm quan trọng của việc tầm soát tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nghiêm trọng mà nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều hệ luỵ cho quá trình mang thai và chuyển dạ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con về sau như nguy cơ tăng huyết áp, phù tay chân, tiền sản giật, nhiễm khuẩn tiết niệu...ở mẹ. Ở thai nhi thì sẽ có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, vàng da sơ sinh, hạ đường huyết, bệnh đa hồng cầu, béo phì...

Thai nhi dễ mắc dị tật nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Vinmec)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ là những người có:

1. Gia đình có người tiểu đường

2. Tiểu đường thai kỳ trước

3. Tiền căn sinh con to (> 4000gr)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Tiền căn thai lưu (đặc biệt ba tháng cuối), sinh con dị tật

5. Có ≥ 3 lần sẩy thai liên tiếp.

Xem thêm:

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy trình tầm soát tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và tất cả sản phụ nên thực hiện trong giai đoạn mang thai từ 24 – 28 tuần. Việc xét nghiệm nên được thực hiện vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì hoặc sau nhịn ăn ít nhất 8 giờ (nhưng không quá 12 giờ). Quy trình tầm soát như sau:

1. Kỹ thuật viên lấy một mẫu xét nghiệm máu để xác định chỉ số đường huyết lúc đói.

2. Sản phụ được chỉ định uống 200ml nước có pha 75g glucose trong 3 - 5 phút. Trong thời gian này mẹ bầu không được hút thuốc, ăn, uống nước ngọt hay vận động mạnh.

3. Sau 1- 2 tiếng, chuyên viên sẽ lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết.

Mẹ bầu sẽ được lấy 3 mẫu xét nghiệm trong ngày (Nguồn: Vinmec)

Kết quả bình thường là đường huyết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

• Lúc đói: dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L),

• Sau nghiệm pháp 1 giờ là dưới 180 mg/dL (10 mmol/L)

• Sau 2 giờ là dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Nếu có từ hai mẫu máu bằng hoặc cao hơn các giới hạn trên thì sản phụ được xác định là đã mắc tiểu đường thai kỳ. Ngược lại, nếu chỉ có một mẫu, gọi là rối loạn dung nạp trong thai kỳ.

Thai phụ sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc tiểu đường đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ. Vì vậy, ngoài việc thực hiện xét nghiệm đường huyết, trong thời gian này thai phụ cũng cần phải tầm soát dị tật thai nhi, tiểu đường thai kỳ, cân nặng của mẹ và các dấu hiệu dọa sinh sớm để có các biện pháp giữ thai phù hợp. Nếu bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần nghiêm ngặt thực hiện các phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm loại bỏ bệnh lý này, tránh gây nguy hại đến bản thân và thai nhi ở các giai đoạn sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Tầm soát tiểu đường thai kỳ là gì và khi nào? - Bệnh viện Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan