Xem “hợp đồng dạy con” của Wong Li-Lin, học ngay cách đưa con vào nề nếp kỉ luật

Hãy xem “hợp đồng dạy con” Wong Li-Lin đã soạn thảo cho con trai 11 tuổi của cô ấy và cố gắng làm theo để có thể dạy con cởi mở, kỷ luật và gần gũi với bạn hơn!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đã bao giờ bạn thấy những cuộc nói chuyện cởi mở với đứa con “nửa ông nửa thằng” của bạn khiến bạn phát mệt không? Nếu bạn muốn giải quyết việc này, nữ diễn viên Wong Li-Lin có thể có giải pháp rất hay sau đây cho bạn.

Nguồn: Instagram @lilinwong

Tuần trước, nữ diễn viên Wong Li-Lin đã khiến cư dân mạng cười ngất ngưởng với bài đăng Instagram của cô. Cô đã cho các fan hâm mộ xem một hợp đồng dạy con mà cô soạn cho đứa con trai 11 tuổi của mình, nhằm mục đích để con có thái độ tốt hơn, sau một cuộc trò chuyện dài với bé.

Trong bản hợp đồng này, cô hướng dẫn con trai Jonas của cô, đồng thời là bên B của hợp đồng, cách thực hiện thoả đáng các điều khoản trong hợp đồng:

 1.Có một tư duy cởi mở

2.Chịu lắng nghe lời dạy bảo của người khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3.Quan tâm đến những người xung quanh

4.Hãy đủ dũng cảm để thử nghiệm những điều mới

5.Luôn cố gắng làm tốt hơn mong đợi và chuẩn bị cho những thử thách mới.

Việc phá vỡ hợp đồng này sẽ dẫn đến một hậu quả mà mọi cậu bé ở độ tuổi này phải khiếp sợ: Tịch thu máy chơi game và các thiết bị điện tử.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đúng vậy, thay vì chỉ đe doạ bằng lời, đây là bằng chứng giấy trắng mực đen về những thoả thuận để đưa con vào kỷ luật.

www.instagram.com/p/BQ1eBKNgLt1/

Phương pháp này thực sự giúp mẹ “hợp thức hoá” những lời nói miệng như, "Mẹ thề sẽ tịch thu cái Play Station" hoặc "Làm việc này, việc kia đi nếu con không muốn thấy máy iPad của mình không cánh mà bay nữa”. Đây là bản tuyên ngôn hùng hồn của việc “Mẹ có thể cho đi, nhưng mẹ cũng có thể lấy lại những gì mẹ muốn!”.

Tất nhiên, trẻ con là trẻ con, và diễn viên Li-Lin chắc chắn đã không quên điều đó. Hợp đồng trở nên vui nhộn, nghịch ngợm hơn khi cô sử dụng những từ ngữ “bá đạo” như "Nếu con quên thực hiện hợp đồng, mẹ sẽ nhắc nhở bằng cách búng tay điệu nghệ và nói “Ơn giời, anh chàng đẹp zai đây rồi, đừng quên thoả thuận nhé."

Các “điều khoản và điều kiện” của hợp đồng. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn: Instagram @lilinwong

Giống như Li-Lin, những người có con ở độ tuổi “ẩm ương” vẫn đang cố gắng hết sức để đưa con vào nề nếp. Chúng ta làm đủ mọi cách - từ đe nạt dữ dội như sư tử Hà Động khi con lì lợm, đến dỗ ngon dỗ ngọt để con nghe lời. Vế thứ hai chỉ xảy ra sau khi các bố mẹ đã “hoá Hổ” mà vẫn không làm cách nào để con chịu làm theo mình.

Chính vì lý do này, hợp đồng dạy con trở thành một phương pháp phổ biến để bố mẹ có thể “thoả thuận” với con. Những hợp đồng này nên bắt đầu từ khoảng những năm tiền dậy thì, trước khi con bắt đầu dần bước vào giai đoạn thành người lớn.

Tuy vậy, cũng không có gì là quá sớm - nếu bạn muốn bắt đầu tạo ra một hợp đồng dạy con từ khi sớm con, thì hãy thoải mái. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy cách dạy con vừa vui vừa giúp bé thoải mái thay vì mệt mỏi, xa cách với cha mẹ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn cần làm gì để tạo nên một bản hợp đồng phù hợp?

  1. Đơn giản mà tinh tế

Bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu dạy con hơn nếu bạn tập trung vào từng lĩnh vực một. Hãy nhìn vào những vấn đề quan trọng nhất, xem xét chúng và gom chúng thành một lĩnh vực riêng biệt để giải quyết cùng một lúc.

Ví dụ: nếu con bạn đang gặp vấn đề với bài tập về nhà, hãy giải quyết tình huống đó. Bạn có thể thiết lập một hợp đồng khác cho những vấn đề khác khi bé đã xây dựng được thói quen hoàn thành bài tập về nhà của mình thường xuyên.

  1. Hãy hợp sức cùng những thành viên gia đình còn lại.

Nếu con của bạn được ông bà/ cha mẹ kế chăm sóc hãy đảm bảo tất cả mọi người có cùng phương pháp dạy con để tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

Nói thì dễ hơn làm, nhưng chúng ta muốn các em hiểu rằng để dạy con cần có sự hợp sức của nhiều người, và ai cũng phải góp phần vào quá trình này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Xác định rõ ràng phương thức khen thưởng và phạt khi cần thiết

Mục đích của việc này là để bé hiểu rằng: nếu con ngoan thì sẽ được thưởng, còn làm việc xấu thì phải nhận phạt. Khen thưởng khôg có nghĩa là nuông chiều con, vì nuông chiều chỉ có hiệu quả ngắn hạn, còn khen thưởng và phạt đúng lúc sẽ giúp con phân biệt được đúng sai.

Khi khen thưởng con, hãy nhắc rằng bé cần phải biết chia sẻ vì sự thành công của bé cũng nhờ một phần giúp đỡ của cha mẹ. Hãy dạy con cách biết chia sẻ điều tốt.

  1. Theo dõi sự tiến bộ của con

Hãy theo dõi tiến độ của con và cho trẻ biết điều này - trẻ con rất thích khi biết mình ngày một tiến bộ và thay đổi tích cực. Chỉ cần cha mẹ biết tiếp thêm động lực cho con, thì trẻ sẽ xem những thay đổi của bản thân như một thành tích lớn!

(À mách nhỏ nhé, tụi nhóc thích hình dán lắm. Cứ thưởng con cho con mấy cái này là bé sẽ thích mê!)

 

“Con đồng ý với điều khoản này…”

Hãy thử chắp bút cho hợp đồng dạy con của riêng bạn xem nào. Hơn nữa, các cha mẹ hãy tự trở thành một phần của bản hợp đồng luôn xem sao!

Để tăng tính công bằng, tôi đã cố gắng thử áp dụng biện pháp này, và điều chỉnh một vài điều cho phù hợp với cá nhân gia đình mình.

Thứ nhất, con trai tôi chỉ mới 8 tuổi, vì vậy, chúng tôi sẽ phải giải thích một chút cho con tại sao chúng tôi lại tạo ra hợp đồng này. Nhưng cậu bé đã từng làm báo cáo và kiểm điểm ở trường rồi, thế nên bé cũng sẽ hiểu nhanh thôi.

Thứ hai, tôi đã chọn một làm một hợp đồng giải quyết việc sử dụng thiết bị điện tử của con, mặc dù tôi cũng muốn làm một hợp đồng khác giúp con yêu quý thú vật hơn.

Tôi cũng thêm “phận sự của mẹ” vào bản hợp đồng, để con thấy rằng tôi cũng cùng chung sức với con trong quá trình này.

Sau đây là “sáng tạo” của chính tôi:

 

Bài viết của

Michelle Le