8 biểu hiện trong tuần Wonder Week bé nào cũng có

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Bước vào tuần wonder week 8 biểu hiện bé nào cũng có là những gì?” là 1 trong những chủ đề thường xuyên nhận được sự quan tâm và trao đổi của các mẹ bỉm sữa trên các diễn đàn, hội nhóm trong quá trình nuôi con nhỏ. Nếu chưa có kinh nghiệm, các chị em có thể bị nhầm lẫn và cảm thấy bối rối, lo lắng vì cho rằng con đang khó chịu bởi những dấu hiệu bệnh lý trong thời điểm này.

Wonder week là gì?

Các mẹ bỉm sữa hiện đại ngày nay có thể đã không còn xa lạ với cụm từ wonder week hay còn được gọi là tuần khủng hoảng của bé. Vậy nhưng không phải chị em nào cũng hiểu hết về giai đoạn biến đổi này của con. Không đơn giản chỉ là thời kỳ biếng ăn sinh lý, tuần wonder week là thuật ngữ khoa học được đưa ra bởi Tiến Sĩ Hetty van de Rijt và Frans Plooij trong cuốn sách The Wonder Week vô cùng nổi tiếng dành cho các gia đình đang nuôi con nhỏ.

Theo đó:

  • Wonder week là những tuần bé có bước tiến lớn về tâm sinh lý hoặc đang học 1 kỹ năng mới. Những sự thay đổi này làm con cảm thấy “khủng hoảng” vì chưa kịp thích nghi với chính bản thân mình. Không những thế, vì quá tập trung phát triển các kỹ năng vận động và trí não, con sẽ lơ là các hoạt động sinh hoạt khác và xuất hiện những dấu hiệu “khó ở, sáng nắng chiều mưa”.
  • Thông thường wonder week rơi vào những tuần 5, 8, 12, 19, 37, 46, 55, 64, 75. Sau tuần khủng hoảng này, khi bé đã hoàn thiện và thành thục về các kỹ năng vận động và ổn định về tâm lý, con sẽ quay về quỹ đạo, theo nhịp sinh hoạt bình thường.
  • Nắm bắt được những thời điểm diễn ra wonder week và quy luật của nó sẽ giúp các mẹ chủ động và an tâm hơn trong việc chăm sóc con cũng như tạo điều kiện hỗ trợ bé sớm đạt được các kỹ năng mới.

8 biểu hiện đặc trưng trong tuần Wonder Week mẹ đừng bỏ qua

Để khái quát về tuần wonder week, các chuyên gia đều thống nhất bằng 3 từ khóa chính là 3C:

  • Crankiness: gắt gỏng
  • Clingy: đeo bám
  • Crying: quấy khóc

Tuy nhiên, ở mỗi mốc wonder week, thời gian khó ở có thể kéo dài hơn và cường độ wonder week cũng ở nhiều mức độ khác nhau. Mẹ có thể khẳng định bé yêu đang trong những ngày “giông bão” khi con có cùng lúc rất nhiều những sự xáo trộn về tính cách với 8 đặc trưng cụ thể dưới đây:

  • Bước vào wonder week 8 biểu hiện rõ rệt nhất không thể không kể đến dấu hiệu con thường có tâm trạng thất thường, thay đổi liên tục, cáu kỉnh, vui vẻ bất chợt.
  • Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn. Giấc ngủ không sâu, ngủ mơ màng, khóc cười cả trong lúc ngủ, dễ giật mình và khi tỉnh giấc thường khóc hờn.
  • Những thói quen ở các giai đoạn trước có thể quay lại chẳng hạn như đã biết đi nhưng lại thích bò.
  • Chán ăn, biếng bú, lượng ăn giảm rõ rệt. 1 số bé bú mẹ sẽ hay đòi ngậm ti liên tục dù không đói, đặc biệt lúc cáu giận phải được bú tí mới nguôi ngoai.
  • An tâm hơn với những thứ quen thuộc và trở nên nhút nhát, sợ người lạ.
  • Lúc nào cũng bám mẹ không rời, thích được bế ẵm, vỗ về, nựng nịu.
  • Hay mút tay và đòi ôm ấp những đồ vật quen thuộc như chăn, gối ôm, thú bông…
  • Ở những tuần wonder week sau giai đoạn 1 tuổi, nhiều bé còn bộc lộ rõ sự ghen tị, hờn dỗi bằng cách phản ứng mạnh nếu bố mẹ không dành nhiều quan tâm đến mình.

Giúp mẹ cùng bé vượt qua những tuần bão giông

  • 1 số mẹ vì không biết rõ wonder week 8 biểu hiện như thế nào nên thường cảm thấy khó phân biệt. Vì vậy, trước khi phán đoán rằng bé có đang khó chịu vì rơi vào tuần biến đổi hay không, mẹ nên kiểm tra kĩ các vấn đề sức khỏe của con.
  • Trong 1 số thời điểm, bé vừa rơi vào tuần wonder week, vừa là lúc hormone của cả mẹ và trẻ thay đổi nên con sẽ trở nên cáu gắt đỉnh điểm, xuyên suốt quãng thời gian này và mọi nếp sinh hoạt trở nên đảo lộn.
  • Để con được khóc như 1 cách giải tỏa sự khó chịu, bức xúc, ấm ức trong người thay vì quá sốt sắng làm mọi cách để bé nín và chiều theo yêu sách của con. Điều này có thể làm bé “hư” hơn.
  • Dành nhiều thời gian cho bé, có thể cùng tham gia các trò chơi, hoạt động để luyện tập các kĩ năng con đang học hỏi.
  • Khi bé quấy khóc liên tục, nên đưa bé ra ngoài để thay đổi không khí, massage, cho bé nghe nhạc để hướng con đến những sự chú ý khác và quên đi cảm giác khó chịu.
  • Giai đoạn chán ăn, biếng bú trong tuần wonder week chỉ là biểu hiện sinh lý tạm thời. Bố mẹ đừng ép bé ăn vì có thể vô tình dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý.
  • Có thể thay đổi 1 chút lịch sinh hoạt để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Giấc ngủ đêm sớm hơn bình thường từ 30 – 45 phút. Cắt đi 1 giấc ngày (nên bắt đầu vào tuần wonder week 12 – 26, 37 – 55 hoặc 64).

Tạm kết

Thực tế cho thấy, trong 20 tháng đầu đời, các em bé đều sẽ trải qua khoảng 10 bước phát triển nhảy vọt về kỹ năng và trí tuệ như tập lẫy, tập bò, tập đứng, tập đi, bập bẹ nói… hay những cảm xúc về mặt tinh thần như nhận biết cảm giác phải xa mẹ là như thế nào. Về bản chất, wonder week không phải là 1 dạng bệnh lý mà đơn giản đó là những dấu mốc trong quy trình phát triển tự nhiên mà hầu hết các bé ít nhiều đều sẽ trải qua với mức độ khác nhau. Vì vậy, mẹ có thể hiểu rằng, tuần khủng hoảng chính là sự khởi đầu khi bé làm quen với các kỹ năng và có được những sự thay đổi rõ rệt về thể chất và tinh thần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quãng thời gian giông bão này sẽ qua nhanh nếu như mẹ biết quan sát, lắng nghe và đồng hành cùng bé 1 cách “thuận tự nhiên”. Chứng kiến những khoảnh khắc con lớn lên mỗi ngày thật quý giá và hạnh phúc biết bao. Bố mẹ hãy đừng quên trở thành 1 phụ huynh thông thái cùng bé yêu khôn lớn ngay từ những phút giây đầu đời!

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi