Khám phá những điều thú vị về vòng bụng của bà bầu 9 tháng

Khám phá những điều thú vị về vòng bụng của bà bầu 9 tháng

Vòng bụng của bà bầu 9 tháng có sự thay đổi như thế nào? Dấu hiệu nào biểu hiện sự bất thường của vòng bụng?… Tất cả thắc mắc của các mẹ sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nào!

Những điều thú vị về vòng bụng mà mẹ bầu chưa biết

Mẹ có biết, độ nhỏ hay lớn của bụng bầu không chỉ do thai nhi. Mà còn có nhiều yếu tố khác tác động như chiều cao, thói quen vận động của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu cao, lưng dài thường có bụng nhỏ hơn. Bởi thể tích bụng lớn và thai nhi không bị đẩy về phía trước.

vong-bung-cua-ba-bau-9-thang Bụng bầu lớn hay nhỏ không chỉ phụ thuộc vào thai nhi

Mẹ nào thường xuyên tập thể dục thì cơ vùng bụng không bị nhão và chảy xuống nên bụng bầu nhỏ. Bụng bầu còn có thể xuất hiện đường nâu kéo dài vào tháng thứ 4 thai kỳ. Thực tế, đường nâu này xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, đường nâu có màu nhạt nên thường bị lẫn với màu da rất khó nhận biết.

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi làm đường nâu hiện nguyên hình. Thường 90% mẹ bầu đường có đường nâu xuất hiện. Chúng sẽ tự mờ dần sau sinh 1 năm và rồi tự biến mất hoàn toàn.

Kích thước vòng bụng tăng dần thì rốn của bà bầu cũng có xu hướng lồi hơn. Nhưng mẹ đừng quá lo vì nó sẽ hết ngay khi em bé chào đời. Chú ý, nếu mẹ thấy đau nhức ở rốn thì cần phải đi khám ngay, phòng trường hợp rốn bị thoát vị.

Kích thước bụng bầu sẽ tăng vượt bậc trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu bắt đầu thấy nặng nề và khó khăn trong di chuyển, nghỉ ngơi vì kích thước bụng bầu lớn.

vong-bung-cua-ba-bau-9-thang Kích thước bụng bầu to trong 3 tháng cuối thai kỳ

Vòng bụng của bà bầu 9 tháng thay đổi như thế nào?

Nhiều mẹ bầu đến tận tháng 6, thứ 7 bụng bầu cũng không có sự thay đổi là bao. Nhưng với một số mẹ bầu thì tháng 6 vòng bụng đã rất lớn. Mẹ cần biết, kích thước bụng bầu thay đổi là do sự phát triển của thai nhi và nhiều yếu tố khác.

Trong đó, theo thông số trung bình thì vòng bụng của bà bầu 9 tháng thường là:

  • Chu vi vòng bụng (AC) từ 295-405 mm, trung bình 350 mm.
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 89-97 mm, trung bình 93 mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL) từ 68-82 mm, trung bình 73 mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC) từ 322-362 mm, trung bình 342 mm.
  • Cân nặng ước tính (EFW) từ 2851-4019 g, trung bình 3435g.

vong-bung-cua-ba-bau-9-thang Chi vi vòng bụng của bà bầu 9 tháng trung bình là trung bình 350 mm

Trên đây là một số thông số của thai nhi 9 tháng để mẹ có thể tham khảo. Nhưng thực tế, vòng bụng của bà bầu 9 tháng không có một kích thước chuẩn nào cả. Vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng khi vòng bụng của bà bầu quá nhỏ khi so sánh với vòng bụng của bà bầu khác. Chỉ khi có trường hợp bất thường xảy ra thì mẹ cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Những biểu hiện của vòng bụng bất thường mẹ cần chú ý

Mỗi mẹ bầu có kích thước vòng bụng khác nhau và không hề có khung chuẩn. Mẹ bầu mang thai 5 tháng mà bụng bầu như 3 tháng cũng không có gì phải lo lắng nếu thai nhi phát triển bình thường.

Nhưng với một số trường hợp thì kích thước vong bụng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ và bé.

Vòng vụng của mẹ bầu lớn bất thường

Vòng bụng của mẹ bầu có thể lớn bất thường khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, béo phì hoặc đa ối. Trường hợp, đa ối thì lượng nước ối nhiều bất thường nên mẹ có vòng bụng lớn hơn. Còn với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ thì do cân nặng tăng quá nhiều nên vòng bụng lớn.

Nếu mẹ nghi ngờ tiểu đường thai kỳ thì nên đi xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm hoặc tiến hành chọc ối để kiểm tra.

Khám phá những điều thú vị về vòng bụng của bà bầu 9 tháng Vòng bụng của mẹ lớn bất thường có thể do mẹ đa ối

Bụng bầu với kích thước nhỏ

Nhiều mẹ bầu có vòng bụng nhỏ hơn tuổi thai do thiếu ối hay cao huyết áp. Vì cao huyết áp có thể làm mạch máu trong thai nhỏ hoặc lượng truyền oxy đến thai nhi giảm do tắc nghẽn. Vậy là thai nhi kém phát triển nên bong vụng mẹ sẽ nhỏ hơn.

Vòng bụng 9 tháng của bà bầu lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu vòng bụng hơi nhỏ hay hơi to so với bình thường. Điều quan trọng là mẹ bầu cần theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu con khỏe và phát triển bình thường thì mẹ hãy yên tâm chờ ngày còn sắp chào đời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!