Sốc tột độ với video bé sơ sinh vừa sinh ra đã biết đi ngay!

Trẻ sơ sinh không biết đi ít nhất cho đến tháng thứ 9 - nhưng video tuyệt vời này cho thấy có một em bé đã bước những bước đi đầu tiên ngay khi mới lọt lòng! Sao có thể như thế được? – Hãy cùng TheAsianparent tìm hiểu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sơ sinh vừa sinh ra đã biết đi 

Trẻ thường bắt đầu biết đi từ khoảng 9 đến 12 tháng. Nhưng có một cậu bé rõ ràng là quá thiếu kiên nhẫn để đợi cả chín tháng – nhóc đã một phát bước đi phăng phăng ngay khi mới chào đời.

Tài khoản Facebook Arlete Arantes (Brazil) đã đăng một đoạn video tuyệt vời quay cảnh đứa con bé bỏng của mình cố gắng đi tập tễnh trong nôi bệnh viện – đôi chân chú nhóc thì chưa vững – em đã được hỗ trợ bởi bác sĩ – nhưng quan trọng hơn là chú bé quyết tâm tiếp tục đi mà không màng đến sự kinh ngạc của những người xung quanh.

Video này được đăng vào ngày 26 tháng 5 và từ đó đã lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng mạng, đạt tới hơn 84 triệu lượt xem. Sau đây là video tập đi ngộ nghĩnh của chú nhóc “tài không đợi tuổi” này:

https://www.youtube.com/watch?v=T9iedd8WsyQ

Thật là ra dáng một chú lính chì bé nhỏ. Mới bé tí mà đã biết đi, kiểu này lớn lên thì bố mẹ phải mệt lắm để đuổi theo bé đây !

Việc này có thật hay không?

Mặc dù sự thành công của em bé này giống như một phép màu kỳ diệu, nhưng chúng ta cũng có thể giải thích nó một cách rất đơn giản. Trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiều phản xạ – những phản xạ này giúp hình thành bước đầu trong việc phát triển hoạt động cơ của bé. Khi một trong những phản xạ đặc biệt xảy ra – ví dụ như phản xạ nhảy hoặc bước đi, nó làm cho bé trông giống như bé đã biết đi hoặc khiêu vũ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo trang web sức khoẻ chuyên môn của Verywell, những phản xa di chuyển chân đầu tiên này chuẩn bị cho trẻ sơ sinh thực hiện những bước đi thực sự đầu tiên sau vài tháng. Khi bạn ôm trẻ ở vị trí thẳng đứng và để chân bé chạm vào một bề mặt phẳng, phản xạ này sẽ xảy ra và khiến cho chân bé di chuyển như đang đi.

Đây là một video kinh ngạc khác bắt gặp cảnh một bé trẻ sơ sinh 6 ngày tuổi đang ‘đi bộ’:

Dựa vào tầm quan trọng của những phản xạ này ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ thường kiểm tra những phản xạ này để xác định xem não và hệ thần kinh của bé có hoạt động tốt hay không. Vì vậy, các em bé trong những đoạn phim này chắc chắn là sẽ phát triển khoẻ mạnh và bình thường!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những phản xạ khác ở trẻ sơ sinh:

Có một số phản xạ sơ sinh khác kéo dài cho đến cuối giai đoạn trưởng thành, chẳng hạn như phản xạ đầu gối – tự động giật đầu gối khi người nào đó chạm vào gân bên dưới đầu gối của bạn.

Tuy nhiên, hầu hết những phản xạ còn lại sẽ biến mất sau 3-6 tháng. Dưới đây là một số những phản xạ khác bạn có thể nhận dạng ở con của bạn, theo trang web thông tin y tế Healthline:

Phản xạ nắm bắt – Đây là phản xạ có thể khiến cho trái tim của các bà mẹ tan chảy. Khi con bạn đưa tay về phía bạn, hãy đặt ngón tay của bạn vào lòng bàn tay của bé. Trẻ sẽ nắm lấy ngón tay của bạn một cách nhẹ nhàng đầy yêu thương.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phản xạ cơ bản – phản xạ này xảy ra khi bạn chạm vào má/ một bên miệng của bé. Bé của bạn sẽ quay đầu về phía mặt được bạn chạm vào. Điều này giúp bạn thu hút được sự chú ý của bé khi cho bé bú hoặc ăn.

Phản xạ của Babinski – Vuốt nhẹ lòng bàn chân của bé từ đầu bàn chân đến gót – bạn sẽ thấy bé xoè ngón chân ra. Khi chúng ta lớn lên, phản xạ này chính là phản xạ làm chúng ta thấy nhột khi có ai đó chạm vào chân.

Phản xạ ngoẹo cổ – Khi bạn đặt bé nằm sấp xuống với một bên đầu nằm nghiêng, bé sẽ gồng người lên. Ví dụ, nếu đầu bé ngoẹo về phía bên trái, tay phải của bé sẽ gống lên và tay trái của bé sẽ duỗi thẳng và căng ra khỏi thân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phản xạ gập lưng – Ôm con nằm sấp trên tay thật cẩn thận, và dùng tay còn lại vuốt nhẹ vùng da ngay cạnh xương sống của bé. Xương sống của bé sẽ cong về phía được vuốt và tay chân bé cũng ngọ nguậy về cùng phía với xương sống.

Cảnh báo: Cha mẹ không nên kiểm tra các phản xạ này ở nhà mà không có sự hướng dẫn của một chuyên gia y tế.

Chúng tôi luôn lắng nghe bạn! Hãy chia sẻ suy nghĩ và nhận xét của bạn về bài viết này với chúng tôi trong phần bình luận dưới đây. Hãy thích trang của chúng tôi trên Facebook và theo dõi chúng tôi trên Google+ để cập nhật thông tin mới nhất từ ​​vn.theAsianparent.com!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le