Vị trí vết mổ đẻ lần 2 – Những điều mẹ bầu cần phải biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vị trí vết mổ đẻ lần 2 thường được các thai phụ được chỉ định sinh mổ lần 2 quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Điều cần biết về vết mổ cũ

Khi bạn sinh con lần đầu bằng phương pháp sinh mổ, thành tử cung sẽ tổn thương. Tùy từng trường hợp mà bạn sẽ bị tổn thương một phần hoặc toàn phần. Với những trường hợp có sẹo tử cung thì những vết sẹo là chỗ rất yếu. Nó rất dễ rạn nứt dưới tác dụng của những cơn co tử cung. Do vậy những ai có vết mổ cũ ở tử cung khi sinh mổ lần hai cần được theo dõi.

Những vết sẹo tử cung rất dễ rạn nứt dưới tác dụng của những cơn co tử cung

Khi nào được chỉ định mổ lần hai?

Bác sĩ thường khuyến nghị những phụ nữ sinh mổ lần 1 có thể sinh thường khi sinh lần hai. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân lần sinh mổ thứ nhất là khung chậu hẹp, méo hay tử cung dị dạng, thì khi mang thai lần 2 vẫn phải sinh mổ. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác buộc sản phụ phải sinh mổ lần 2:

  • Vết mổ lần trước là vết mổ dọc
  • Vết mổ cũ bị bị bóc nhân xơ lớn
  • Đã từng vá lại tử cung thủng
  • Thời gian cách lần sinh đầu dưới 2 năm

Thời gian sinh mổ lần 1 cách lần 2 dưới 2 năm thì lần 2 vẫn phải sinh mổ

Vị trí vết mổ đẻ lần 2

Bác sĩ sẽ chọn đường rạch ra như vết mổ trước, bóc bỏ sẹo cũ. Vì thế, vị trí vết mổ đẻ lần hai là ngay vết mổ cũ, đoạn dưới tử cung. Vị trí vết mổ lần 2 sẽ dọc thân chỉ khi vết mổ cũ quá dính, không vào được phần dưới tử cung.

Thế nào là mổ ngang và mổ dọc tử cung?

  • Mổ ngang tử cung là phương pháp mà vị trí mổ nằm trên xương vệ. Trong trường hợp này, vết mổ sẽ dài từ 10-12cm. Vết mổ ở vị trí này thường đảm bảo được tính thẩm mỹ và nhanh liền.
  • Mổ dọc tử cung thì vị trí mổ được xác định từ dưới rốn đến vùng xương mu.

Trong 2 phương pháp này, vết mổ đều phải đi qua các lớp da, mỡ, cơ bụng đến tử cung. Mỗi phương pháp này đều có những ưu khuyết riêng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể của sản phụ mà bác sĩ lựa chọn.

Ước tính hiện nay có tới 90% các trường hợp mổ đẻ đều được mổ theo phương pháp mổ ngang. Lý do là vì:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Vết mổ ngang thường nhanh lành
  • Có tính thẩm mỹ cao
  • Ít biến chứng hơn so với vết mổ dọc

Mổ dọc tử cung và mổ ngang tử cung

Biến chứng khi mổ lấy thai lần 2

Các nhà nghiên cứu Úc đã thực hiện một cuộc khảo sát về vấn đề này. Theo đó:

  • 0,9% trẻ có mẹ sinh mổ lần 2 tử vong hoặc bị biến chứng nghiêm trọng
  • 0.8% sản phụ sinh mổ lần 2 gặp phải tình trạng chảy máu nghiệm trọng
  • Vỡ tử cung khi chuyển dạ là biến chứng đáng sợ nhất của sinh mổ lần 2
  • Buộc phải cắt tử cung
  • Em bé gặp biến chứng về thần kinh

Khi bạn sinh mổ càng nhiều lần, bạn sẽ càng gặp nhiều vấn đề về nhau thai:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nhau thai cấy quá sâu vào thành tử cung
  • Nhau thai che phủ một phần hoặc hoàn toàn việc mở cổ tử cung

Cả hai trường hợp trên đều làm tăng nguy cơ sinh non, xuất huyết nhiều. Trong trường hợp xấu nhất phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung (cắt tử cung)…

Ngoài ra, khi vết mổ thứ hai còn có những biến chứng khác. Ví dụ như các dải mô giống như sẹo phát triển trên vết mổ. Từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương bàng quang hoặc khiến ruột bị xuất huyết…

Càng sinh mổ nhiều lần, bạn càng có nguy cơ đối diện với các biến chứng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay lời kết

Sinh mổ là khi bạn phải trải qua cuộc phẫu thuật ổ bụng lớn. Vì thế bạn có thể gặp nhiều nguy cơ biến chứng hơn so với sinh thường. Vì thế các bác sĩ thường khuyên thai phụ sinh thường ở lần mang thai thứ 2. Nếu vẫn chọn sinh mổ, bạn phải lưu tâm đến thai kì và những biến đổi của bản thân hơn khi đã có sinh mổ lần trước đó.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng