Vị trí thai 20 tuần tuổi và lưu ý chăm sóc mẹ cần nhớ

Thông thường thì gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tự động quay đầu chuẩn bị cho thời khắc lọt lòng, song không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng thời điểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vị trí thai nhi 20 tuần tuổi sẽ được xác định thông qua siêu âm. Từ tuần 28 trở đi bé mới bắt đầu quay đầu hoặc có thể muộn hơn với các mẹ mang thai lần đầu.

Vị trí thai nhi 20 tuần tuổi trong bụng mẹ

Bước sang tuần thứ 20, thai nhi đã dài khoảng 19,7 cm và nặng khoảng 0,26 kg. Bé có kích thước tương đương với một trái chuối.

Cũng từ tuần thai này, các mẹ mang thai lần đầu có thể cảm nhận được những chuyển đang rõ rệt của bé bên trong bụng. Lông mày và mi mắt của em bé đã bắt đầu xuất hiện. Nếu là bé gái, âm đạo của bé cũng được hình thành.

Về vị trí thai nhi 20 tuần, mẹ nên biết rằng bé sẽ chưa nằm hoàn toàn cố định tại một điểm do cơ thể của con còn nhỏ nên tử cung của mẹ vẫn là ngôi nhà rộng rãi để bé tự do di chuyển.

Vị trí của thai nhi sẽ thay đổi theo số tuần thai cũng như số lần mẹ bầu mang thai. Cụ thể là:

  • Thai nhi quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35 đối với mẹ mang thai lần đầu.
  • Với các mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi thường quay đầu muộn hơn, từ tuần 36 hoặc 37. Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28.

Thông thường thì gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tự động quay đầu chuẩn bị cho thời khắc lọt lòng, song không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng thời điểm, đôi khi còn không quay đầu, gây ngôi thai ngược, cản trở cho quá trình sinh thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc xác định thời điểm thai nhi quay đầu cũng như kiểu ngôi thai là vô cùng cần thiết, giúp các mẹ có chuẩn bị tốt nhất cũng như lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp.

Siêu âm là cách chính xác giúp xác định vị trí thai nhi 20 tuần và các bất thường của thai kỳ

Siêu âm thai 20 tuần là xét nghiệm cần thiết nhằm giúp mẹ bầu biết được vị trí của thai nhi, tình trạng phát triển của em bé cũng như có thể phát hiện sớm những tình trạng bất thường của thai hoặc mẹ bầu.

Bác sĩ siêu âm cho bà bầu mang thai tuần 20 để kiểm tra tất cả các cơ quan của em bé xem có dị tật hay không và lấy số đo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết quả siêu âm sẽ cho thấy:

  • Hình dạng và cấu trúc của đầu và não của bé. Ở giai đoạn này, các vấn đề nghiêm trọng về não, rất hiếm khi xảy ra.
  • Khuôn mặt của em bé, để kiểm tra khe hở môi. Hở vòm miệng bên trong miệng của em bé rất khó nhìn và không thường xuyên nhặt được.
  • Cột sống của em bé cả dọc theo chiều dài của nó, và trong mặt cắt ngang, để đảm bảo rằng tất cả các xương thẳng hàng, và da bao phủ cột sống ở phía sau.
  • Thành bụng của bé, để đảm bảo nó bao phủ tất cả các cơ quan nội tạng ở phía trước.
  • Trái tim em bé, hai buồng trên cùng (tâm nhĩ) và hai buồng dưới cùng (tâm thất) phải có kích thước bằng nhau. Các van nên mở và đóng theo từng nhịp tim. Bác sĩ siêu âm cũng sẽ kiểm tra các tĩnh mạch và động mạch chính mang máu đến và từ trái tim bé.
  • Dạ dày của bé. Em bé nuốt một ít nước ối mà bé nằm, được nhìn thấy trong bụng như một bong bóng đen.
  • Thận của bé, bác sĩ siêu âm sẽ kiểm tra xem em bé có hai quả thận và nước tiểu chảy tự do vào bàng quang. Nếu bàng quang của em bé trống rỗng, nó sẽ lấp đầy trong quá trình quét và dễ nhìn thấy.
  • Tay, chân, tay và chân của bé. Kỹ thuật viên siêu âm sẽ nhìn vào ngón tay và ngón chân của bé.
  • Nhau thai có thể ở trên thành trước (trước) hoặc thành sau của tử cung của bạn (sau), thường ở gần đỉnh (hoặc đáy).

Những lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng của thai kỳ tuần 20

Khi mẹ bầu mang thai 20 tuần, thai nhi cần bổ sung một lượng lớn dinh dưỡng, nhất là canxi để phát triển hệ xương, hình thành khuôn mặt, chân tay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó thời gian này mẹ bầu cần bổ sung:

  • Omega 3 giúp phát triển não bộ
  • Vitamin A để đảm bảo hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng của thai nhi phát triển một cách tốt nhất.
  • Tiếp tục ăn uống đa dạng với đủ các nhóm chất
  • Mẹ bầu không cần phải kiêng khem quá nhiều thứ như trong 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên vẫn cần tránh các loại đồ uống có cồn, cà phê hoặc đồ muối chua, thức ăn tái, sống.

Mẹ bầu cũng nên hạn chế sử dụng đường và các thực phẩm nhiều đường. Đường sẽ làm tổn thất một lượng canxi khiến thai nhi không được cung cấp đủ canxi để phát triển. Đồ ngọt cũng khiến mẹ bầu tăng cân quá mức và có thể gây ra tiểu đường thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương