Lý giải ngyên nhân trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu

Trong suốt hành trình làm mẹ, mẹ sẽ gặp phải vô số tình huống bất ngờ mà bản thân không tự giải thích được. Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu là 1 trong số đó. Đây có phải hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu bệnh lý ở trẻ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu? Trẻ 3 tháng tuổi khi ngủ hay lắc đầu là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ. Các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn liền với giấc ngủ như liên tục lắc đầu, đập đầu hay đung đưa thân trước được gọi là "Rối loạn vận động nhịp nhàng". Hành vi này thường xuất hiện trong giấc ngủ trưa hoặc tối khi bé buồn ngủ. Chúng duy trì, xuất hiện lại khi bé tỉnh giấc trong đêm.

Nội dung bài viết:

  • Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu?
  • Trẻ sơ sinh hay lắc đầu có nguy hiểm không?
  • Khi nào thì nên đưa trẻ đi khám?

Vì sao trẻ 3 tháng tuổi khi ngủ hay lắc đầu?

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến là:

1. Lắc đầu là cách để bám vào mẹ khi trẻ bú mẹ

Hành vi này thể hiện rằng trẻ đang muốn bám vào mẹ khi bú. Khi đã thực hiện hành động quen, trẻ sẽ càng thích thú và tiếp tục. Hiện tượng bé ngủ hay lắc đầu thường xảy ra ở 3 tháng đầu đời của trẻ, giúp trẻ kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách bám dễ dàng hơn.

Vì sao trẻ 3 tháng tuổi khi ngủ hay lắc đầu?

2. Trẻ tự ru bản thân vào giấc ngủ

Trẻ 3 tháng ngủ hay lắc đầu là biểu hiện của hành vi tự ru ngủ của trẻ. Các động tác lắc lư nhịp nhàng giúp kích thích cơ quan tiền đình làm thay đổi trạng thái thức tỉnh của trẻ. Việc này có thể lý giải từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, người mẹ di chuyển nhiều tạo ra nhiều kích thích tiền đình, thai nhi thường nằm yên. Ngược lại khi mẹ ngủ vào ban đêm (tạo ra ít kích thích tiền đình) thai nhi lại hoạt động nhiều nhất. Vì vậy, trẻ cần tự kích thích tiền đình để ru ngủ bản thân.

3. Trẻ kiểm soát thăng bằng của cơ thể

Trẻ đang dần phát triển và chỉ là đang học cảm nhận cách cơ thể mình hoạt động. Vì vậy, đôi khi trẻ lắc đầu cũng là biểu hiện bắt chước hành động của mọi người.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Giải tỏa năng lượng

Một số chuyên gia cho rằng lắc đầu khi ngủ hay rối loạn vận động nhịp nhàng do cơ thể còn nhiều năng lượng chưa được giải tỏa. Cử động nhịp nhàng giúp trẻ tiêu bớt năng lượng dư thừa. Nhờ việc này trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Bé gật đầu khi ngủ là cách giải tỏa năng lượng

5. Gặp phải các vấn đề về thần kinh và sức khỏe

Nếu trẻ lắc đầu khi ngủ kèm theo triệu chứng như rụng tóc vành khăn, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm thì có thể trẻ đang bị thiếu hụt canxi. Trong trường hợp trẻ lắc đầu suốt một thời gian kèm theo các hiện tượng khác thì dù rất khó để kết luận rằng có phải trẻ đang gặp vấn đề về thần kinh hay không thì vẫn là một điều đáng lo ngại.

Trẻ sơ sinh lắc đầu có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bé 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu nhưng vẫn phát triển bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Vì đó là một trong những hoạt động để bé kiểm soát cơ thể hoặc giải phóng năng lượng và ru mình vào giấc ngủ. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên nếu trẻ lắc đầu liên tục trong một khoảng thời gian kèm theo các hiện tượng như không thích chơi đùa, quấy khóc, mắt lờ đờ, ra mồ hôi trộm... Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ quan y tế để tìm ra nguyên nhân hoặc bệnh trạng kịp thời.

Khi nào thì nên đưa trẻ đi khám?

Bs Nguyễn Thị Khánh Vân- CK thần kinh - Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: Để lý giải cho vấn đề trẻ 3 tháng tuổi ngủ thường hay lắc đầu có thể là do trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, vấn đề về tai, mũi, họng hoặc hô hấp cũng khiến bé khó thở khi ngủ, sai khi cho trẻ ăn khi trẻ đang ngủ,... Nếu xét về hệ thần kinh, có thể trẻ đang gặp phải tình trạng giật cơ, rối loại vận động chi chu kỳ hoặc có thể trẻ đã bị loạn động giấc ngủ. Nếu hay lắc đầu khi ngủ nhưng trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường thì ba mẹ chớ nên lo lắng quá. Phần lớn trẻ sẽ thoát khỏi tình trạng này khi được 6 tuổi

Cha mẹ nên làm gì khi bé gật đầu khi ngủ

Trẻ sơ sinh hay lắc đầu trong đa số trường hợp không phải là dấu hiệu nguy hiểm, tuy nhiên nếu bé có các dấu hiệu khác kèm theo thì ba mẹ nên lưu ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ không có tương tác nhiều với các thành viên trong gia đình, không phản ứng khi người khác gọi tên hoặc với các âm thanh khác, không có biểu hiện cảm xúc...
  • Lặp lại các hành vi hay chuyển động của mình
  • Không đạt được các mốc phát triển như biết lật khi được khoảng 3 tháng, ngồi vững khi được 7 tháng... 

Bé hay lắc đầu khi ngủ là một hiện tượng rất bình thường. Nếu trẻ lắc đầu kèm theo các hiện tượng khác, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nguồn tham khảo: Bé lắc đầu liên tục trước và trong giấc ngủ? - tuoitre.vn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen