Về quê vợ ăn Tết: Làm thế nào để trọn vẹn đôi đường?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Về quê vợ ăn tết - Người vui, kẻ muốn trốn tránh. Mỗi người đều có lý do riêng của mình nhưng suy cho cùng điều quan trọng nhất vẫn là cách cư xử sao cho vợ chồng thuận hòa mỗi dịp xuân về.

Về quê vợ ăn tết - Nỗi lòng khó nói của các chàng rể 

Còn nhớ cách đây vài năm, trên diễn đàn cha mẹ lớn nhất của Việt Nam, một người chồng đã chia sẻ những vui buồn khi lần đầu về ăn Tết trên quê vợ.

"Chiều 29 Tết đến Hà Nội phải di chuyển xe ôtô thêm 3 tiếng đồng hồ mới đến nhà vợ, mệt mỏi bơ phờ, lạnh như cắt. Đến nơi bốn mâm cỗ đã bày sẵn chờ chúng tôi, ba vợ dắt tôi giới thiệu từng người. Rồi mọi người yêu cầu tôi ra mắt bằng cách nâng ly và uống cạn, rất mệt nhưng tôi vẫn cố chiều lòng mọi người dù không vui.

Uống được vài ly, trong người tôi mạnh dạn hơn khi nói chuyện nên rót rượu mời người lớn tuổi nhất trong mâm, chú ấy chắc lớn hơn tôi 20 tuổi. Chú gạt ngang nói tôi hỗn, chỉ có ba tôi mới được mời rượu chú, tôi là hàng con cháu. Từ đó trở đi hình như mọi người luôn dò xét từng câu nói của tôi. Lần về quê vợ ăn Tết đó đối với tôi thật nặng nề và khó xử".

Không ít người chê anh chồng kém cư xử, nhưng cũng không ít bày tỏ sự đồng cảm vì từng gặp tình huống tương tự khi theo chân vợ về quê ăn tết.

Sợ về quê vợ vì chuyện bên bàn nhậu nhưng lý do chủ yếu của nhiều người chồng cũng vì là không muốn phật lòng bên nội. Vậy liệu có giải pháp nào để ngày Tết gia đình sum họp, vợ chồng thuận hòa như đúng nghĩa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Về quê vợ ăn Tết: Làm thế nào để trọn vẹn đôi đường?

Ăn Tết quê chồng hay quê vợ - Nhường nhau một chút để hai bên cùng ấm lòng

Không ít các cặp vợ chồng cãi nhau, bất đồng mỗi khi xuân về chỉ vì không thống nhất được việc sẽ  ăn Tết ở đâu. Chồng thì muốn cả gia đình phải về nội ăn Tết cho có không khí. Còn vợ thì tủi hờn: “Tại sao con gái lấy chồng là mất luôn quê cha, đất tổ? Tại sao năm nào mình cũng phải về quê người ta ăn Tết mà không bắt người ta về quê mình? Bất công quá vậy?” Suy cho cùng nếu cứ bám vào lý như vậy mà không ai chịu nhường ai, Tết lại trở thành nỗi buồn hơn là niềm vui.

Vợ chồng anh Minh, chị Thanh, cũng đồng cảnh quê nhà hai nơi bày tỏ quan điểm: 

"Đối với vợ chồng mình, không có chuyện phân biệt bên chồng hay bên vợ, bên nào tiện đường thì về trước. Hoặc được nghỉ Tết thì tụi mình sắp xếp công việc, có năm ăn Tết nhà ngoại xong lại kéo nhau về ăn ở nhà nội tiếp. Vậy là trọn vẹn mà bố mẹ hai bên cũng vui vẻ vì được gặp cả dâu lẫn rể".

Chu đáo với nhà nội trước 

Anh Khánh, một chàng rể Nghệ An bật mí kinh nghiệm làm thế nào để vừa về quê vợ ăn tết mà quê nội vẫn không phật ý khó chịu.

"Mình làm công tác tư tưởng với bố mẹ đẻ ngay từ dịp tết. Thưa chuyện với các cụ rõ ràng, mong ông bà hiểu cho nỗi lòng người con dâu xa nhà ngày Tết. Được cái bố mẹ mình đều là những người rất tốt bụng, đối xử với con dâu không khác gì con gái. Vì vậy, khi con trai ngỏ lời muốn đưa vợ về nhà ngoại dịp này, ông bà đồng ý ngay. Tết ở nhà mình cũng đơn giản. Bố mẹ tuy vắng các con nhưng chưa bao giờ tỏ ra phiền hay buồn lòng. Các cụ luôn nhắc phải đối xử tốt với gia đình vợ".

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng dù thế nào thì bạn cũng nên chuẩn bị chu đáo để đằng nội được cảm thấy tôn trọng và vui vẻ dù con trai, con dâu vắng mặt ngày tết.

Trước khi về quê ngoại, tốt nhất là vợ chồng nên phân công nhau lo liệu chu tất mọi việc trong Tết và ngày mồng một như tảo mộ, thăm hỏi họ hàng. Chồng thì lo đi mua sắm cây cảnh, chậu hoa, trong khi vợ chuẩn bị đồ ăn đầy đủ cho ông bà nội ở nhà và cho khách tới.

Làm được như vậy thì dù gia đình bạn có "kéo nhau về ngoại ăn tết", tin chắc rằng nhà nội vẫn vui vẻ ủng hộ ngay thôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhập gia tùy tục, các chàng rể nên chuẩn bị tinh thần thế nào khi "Rể quý được mời rượu"?

Một trong những lý do khiến nhiều người từ chối về quê vợ ăn Tết vì họ sợ những chén rượu chúc Tết không ngừng đặt lên xuống, sợ mất thể diện vì không trụ nổi với mấy lon bia.

Thêm vào đó, những khác biệt trong văn hóa vùng miền đôi khi cũng là chướng ngại vật lớn nhất đối với các chàng rể về quê vợ ăn Tết. Nhưng hẳn sự thích nghi, nhập gia tùy tục cũng không phải là điều quá khó. Đừng vì những khác biệt này mà chúng ta làm lỡ mất một dịp Tết quê vợ vui vẻ, hòa thuận.

Anh Tuấn, rể Thái Bình hồ hởi gợi ý:

Tết năm đó, tôi đã chủ động thưa chuyện với các anh bên vợ là mình không thể uống được rượu và muốn được tỉnh táo hoàn toàn trong những ngày ở quê để được làm quen với toàn thể gia đình, họ hàng, được đi thăm những nơi có phong cảnh đẹp ở quê hương. "Thật vui là các anh đều vui vẻ ủng hộ, vậy là ai uống được bao nhiêu thì uống, chỉ cần nâng cốc rồi nhấp môi cũng được và điều đó vẫn kéo dài đến tận bây giờ".

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời kết:

Chẳng còn mấy ngày nữa là Tết đã đến. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các ông chồng vẫn còn đang băn khoăn với chuyện có nên về quê vợ ăn Tết đã phần nào an tâm và sẵn sàng hơn cho ngày sum họp gia đình sắp tới.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương