Tất tần tật những gì mẹ cần biết về Vacxin 5 trong 1 cho trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong năm đầu tiên, trẻ cần tiêm rất nhiều mũi vacxin, trong đó Vacxin 5 trong 1 là một trong những mũi tiêm quan trọng. Vậy cha mẹ đã hiểu hết về mũi Vacxin 5 trong 1 chưa?

Vacxin là gì?

Vacxin là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh đã bất hoạt. Hoặc còn sống nhưng giảm độc lực. Hoặc từ một phần cấu trúc của vi sinh vật gây bệnh.

Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau như tiêm, uống để đưa vacxin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể đáp ứng miễn dịch phòng bệnh.

Tác dụng của vacxin nhằm kích thích hệ thống miễn dịch của người được tiêm chủng để tạo ra miễn dịch phòng bệnh chủ động.

Việt Nam chuẩn bị đưa vào tiêm chủng toàn quốc cho trẻ loại vaccine Combe Five thay thế vacxin 5 trong 1 Quinvaxem. Vacxin này có thành phần tượng tự như Quinvaxem. Có hiệu quả phòng các bệnh bạch hầu, ho gà , uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Vacxin 5 trong 1

Vacxin 5 trong 1 (Quinvaxem), là vacxin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi – viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B). Được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyển chọn trong chương trình tiêm chủng được tài trợ bởi Liên minh Toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng dùng tiêm chủng cho trẻ em các nước châu Á và các nước nghèo bắt đầu từ năm 2006. Vacxin Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ nước ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể nói đây là một nguồn vắc xin giá trị có giá thành phù hợp với các nước nghèo, nhận nguồn vắc xin viện trợ, hàng trăm triệu trẻ em đã được dùng miễn phí phòng bệnh dịch.

Cũng có loạt Quinvaxem có sự cố khi sản xuất năm 2010 mà WHO đã công bố. Hiện nay, WHO vẫn khuyến nghị tiêm hai loại vacxin trên mà Việt Nam đang tiêm miễn phí.

Tác dụng phụ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không có vắc xin nào là an toàn tuyệt đối, phản ứng sau tiêm của vacxin Quivaxem nói riêng và vắc xin nói chung có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng có thể toàn thân hoặc tại nơi tiêm vắc xin và đặc hiệu cho từng loại vắc xin, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Tuy nhiên, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân là nhẹ và chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc xin như:

– Sưng/đỏ/đau nơi tiêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Sốt nhẹ dưới 38 độ

– Quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường

– Ăn/bú kém hơn

Sau tiêm chủng cần chú ý đến trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những trẻ không tiêm được vắc xin Quinvaxem

Không tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:

– Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

– Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

– Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.

Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Lưu ý sau tiêm chủng vacxin 5 trong 1

Phụ huynh tiếp tục theo dõi tại nhà trẻ trong 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.

Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh