Vì sao chị em bị chậm kinh sau khi uống thuốc tránh thai?

Nhìn chung, nếu thấy uống thuốc tránh thai bị chậm kinh thì bạn cần theo dõi kỹ các dấu hiệu sau đó. Ngay khi cảm thấy không ổn, cần tìm đến bác sĩ để biết kết quả chính xác nhất trước khi quá muộn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống thuốc tránh thai bị chậm kinh là một trường hợp không hiếm gặp ở nhiều chị em. Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bạn đã thực sự mang thai.

Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn mà nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai đôi khi cũng để lại những phiền toái. Trong đó, uống thuốc tránh thai bị chậm kinh là “nỗi niềm” chung của rất nhiều chị em. Bên cạnh đó còn nhiều tác dụng phụ của thuốc tránh thai mà bạn cần hiểu rõ.

Nội dung bài viết:

  • Vì sao uống thuốc tránh thai bị chậm kinh?
  • Rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai có sao không?
  • Làm gì khi bị chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai?

Vì sao uống thuốc tránh thai bị chậm kinh?

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị chậm kinh do tác dụng phụ

Chúng ta đều biết rằng, thuốc tránh thai đều ít nhiều gây ra các tác dụng phụ. Trong đó, thuốc tránh thai khẩn cấp để lại tác dụng phụ rõ ràng nhất. Sau khi uống thuốc, bạn có thể cảm thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và sau đó là chậm kinh. Những chị em thường xuyên sử dụng loại thuốc này, kinh nguyệt rất hay rối loạn.

Bạn có thể chưa biết:

Những điều chị em cần lưu ý khi chậm kinh 7 ngày mà siêu âm vẫn chưa thấy thai

Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người là khác nhau và tác dụng phụ của thuốc tránh thai lên từng người cũng sẽ không giống nhau. Do đó, tình trạng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt ở mỗi chị em sẽ không giống nhau. Nhưng thông thường, uống thuốc tránh thai khẩn cấp có bị chậm kinh chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Qua giai đoạn này, kinh nguyệt sẽ đều đặn như thường. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy có hiện tượng băng kinh, rong huyết…

Thuốc tránh thai có thể gây nên một số tác dụng phụ, bao gồm trễ kinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống thuốc tránh thai bị chậm kinh do mang thai

Không có biện pháp tránh thai nào hiệu quả 100%, thuốc tránh thai cũng không ngoại lệ. Thuốc chỉ phát huy tối đa công dụng trong vòng 36-72 giờ. Nếu uống sau khoảng thời gian này, hiệu quả sẽ giảm đáng kể. Vậy nên, nhiều trường hợp đã uống thuốc tránh thai vẫn mang thai. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc quá nhiều cũng sẽ khiến thuốc mất tác dụng. Vậy nên, uống thuốc tránh thai và bị trễ kinh rất có thể bạn đã mang thai. Hãy theo dõi kỹ các dấu hiệu có thai để kiểm tra mình có thai không. Trong trường hợp có thai, bạn cần đến bác sĩ để xem có bất thường nào hay không và tìm biện pháp.

Rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai có sao không?

Rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai không phải tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng như máu kinh vón cục, có màu đen… thì hãy cẩn trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý phụ khoa. Chị em nên đến các ngay bệnh viện chuyên khoa để tìm hiểu kỹ và có biện pháp điều trị sớm. Không nên để tình trạng bệnh kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Bạn nhất thiết phải nắm được cách uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách.

Nếu tình trạng trễ kinh đi kèm một số dấu hiệu bất thường, bạn cần gặp bác sĩ sớm

1 số tác dụng phụ khác của thuốc tránh thai

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, trong 3 loại thuốc tránh thai trên thị trường là thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai chỉ chứa progestin và thuốc tránh thai tổng hợp chứa progesterone và estrogen thì thuốc tránh thai tổng hợp là phổ biến nhất nhưng cũng có nhiều hệ lụy nhất.

Bác sĩ Vệ cho biết, thuốc tránh thai tổng hợp tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ như tích nước gây tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, nôn mửa, đau đầu, đông máu, tắc nghẽn mạch máu… Không phải ai cũng có thể dùng thuốc tránh thai tổng hợp hằng ngày. Thuốc này không được khuyên dùng cho phụ nữ có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, bệnh lý gan/thận, người trên 35 tuổi, người hút thuốc lá, người có khối u ở cơ quan sinh sản như u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cần làm gì khi uống thuốc tránh thai bị chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt?

Theo các bác sĩ, thuốc tránh thai có những tác động nhất định đến cơ thể. Vậy nên, với những chị em mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể cần thời gian để thích nghi. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn loại thuốc, liều thuốc phù hợp.

Song song đó, bạn cũng nên thử thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lối sống. Những thay đổi theo hướng tích cực có khả năng hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều khá hiệu quả.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại rau củ, trái cây giàu phytoestrogen là lựa chọn hoàn hỏa dành cho những chị em đang đau đầu với rối loạn kinh nguyệt. Đây là hợp chất tự nhiên trong thực vật (đặc biệt là mầm đậu nành). Cấu trúc hóa học và tác dụng của phytoestrogen tương tự hormone estrogen. Vậy nên, ăn nhiều thực phẩm chứa phytoestrogen giúp bạn giữ cân nặng ổn định. Đồng thời, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai.

Tập thể dục, yoga

Tập thể dục, yoga đều đặn không chỉ giữ dáng, rèn sức khỏe mà còn giúp điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng các bài tập thở, đi bộ, nghe nhạc…Những liệu pháp này có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó, bạn sẽ uống thuốc tránh thai an toàn. Đồng thời, các loại thuốc tránh thai hoạt động hiệu quả hơn, điều hòa hormon và điều hòa kinh nguyệt.

Yoga được xem như liệu pháp cho sức khỏe và tinh thần phái đẹp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cân bằng nội tiết

Một số loại thực phẩm chức năng có chứa acid alphalipoic và selen là gợi ý dành cho bạn. Những thành phần có khả năng chống lão hóa, bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố. Nhờ đó, các triệu chứng khó chịu, rối loạn kinh nguyệt cũng được kiểm soát.

Nhìn chung, nếu thấy uống thuốc tránh thai bị chậm kinh, hoặc uống thuốc tránh thai bị chậm kinh 10 ngày, bạn cần theo dõi kỹ các dấu hiệu sau đó. Ngay khi cảm thấy không ổn, cần tìm đến bác sĩ để biết kết quả chính xác nhất trước khi quá muộn.

Nguồn tham khảo: Cẩn trọng khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày – vnexpress.net

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Thanh Thảo