Dấu hiệu tuần đầu mang thai thường không rõ ràng. Hiểu được những biểu hiện khác lạ của cơ thể có thể giúp bạn biết tình trạng mang thai. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để bổ sung thêm kiến thức nhé.
Quan hệ thời gian nào dễ mang thai
Một cặp vợ chồng sức khỏe tốt, thường xuyên quan hệ tình dục không ngừa thai thì khả năng thụ thai khá cao. Đặc biệt sau thời gian rụng trứng 1 -3 ngày là khoảng thời gian lý tưởng. Lúc này tinh trùng kết hợp với trứng sẽ hình thành phôi thai và di chuyển về tử cung để làm tổ. Giai đoạn này sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai đầu tiên.
Thời gian xuất hiện dấu hiệu mang thai
Mỗi người có mỗi thai kỳ khác nhau, do đó dấu hiệu mang thai cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các dấu hiệu mang thai xuất hiện rõ ràng theo từng tuần.
Dấu hiệu nhận biết tuần đầu mang thai
Tuần đầu tiên mang thai sẽ được tính trên ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Tuần này cơ thể chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng cũng được tính vào chu kỳ 40 tuần thai.
Những dấu hiệu mang thai tuần đầu bạn nên biết:
Thường xuyên đi tiểu
Bạn vừa mới đi tiểu hơn một tiếng trước và giờ đây lại muốn “ghé thăm” toilet một lần nữa? Loại trừ những nguyên nhân sức khỏe khác, việc đi tiểu nhiều hơn so với bình thường có thể là “điềm báo” dấu hiệu có thai rồi đấy. Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau thụ thai.
Buồn nôn
Nếu chị em bỗng nhiên thường xuyên bị nôn ọe thì cần nghĩ ngay đây là dấu hiệu có thai. Thường thì dấu hiệu có thai sau 1 tuần này gặp phổ biến ở những chị em đang mang thai ở những tuần đầu. Chị em có thể nôn ở bất kỳ thời gian nào trong ngày, kế cả khi chị em chưa ăn gì.
Trễ kinh
Khi chu kỳ kinh nguyệt đã tới mà không thấy hành kinh có thể là bạn đã mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xảy ra khi thụ thai. Khi thấy dấu hiệu này bạn nên làm các xét nghiệm y khoa. Cụ thể, bạn có thể kiểm tra nhanh bằng que thử thai.
Trong trường hợp bạn đang có sử dụng thuốc mà mang thai. Bạn cần tìm đến bác sĩ sản khoa kiểm tra để có hướng xử lý kịp thời.
Máu báo thai
Một số thai phụ gặp hiện tượng đau thắt bụng, kèm theo ra máu âm đạo ở tuần đầu mang thai. Máu có thai này thường xuất hiện ở ngày 10 – 14 (tuần thứ 4) sau khi trứng được thụ tinh. Khi trứng được thụ tinh sẽ hình thành phôi thai. Phôi này sẽ di chuyển đến tử cung, bám vào nội mạc tử cung để làm tổ. Chính điều này dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo.
Tuy nhiên, dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với máu của chu kỳ kinh nguyệt. Màu sắc của máu thường là hồng hoặc đỏ nâu. Máu rỉ khi dùng khăn lau hoặc dính trên quần lót. Kèm theo đó là các cơn đau co thắt. Hiện tượng xuất hiện do phôi thai làm tổ này có thể kéo dài 3 ngày.
Xuất hiện dịch âm đạo
Ở giai đoạn đầu hình thành thai, một số phụ nữ xuất hiện khí hư hoặc huyết trắng đục. Tình trạng này xuất hiện do ảnh hưởng của quá trình làm tổ. Và do nội mạc tử cung cũng dày lên để nâng đỡ phôi thai.
Chuột rút
Sau khi trứng được thụ thai 6 – 12 ngày mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút. Một số phụ nữ cũng gặp khi hành kinh. Vì vậy, các chị em thường bỏ qua dấu hiệu này.
Đau tức ngực
Một dấu hiệu dễ nhận thấy khi mang thai đó chính là căng tức ngực. Các chuyên gia cho biết, đau tức ngực xảy ra chỉ sau 1 – 2 tuần mang thai. Lúc này bầu ngực sẽ căng đau, cảm giác nặng hơn và màu sắc quanh núm vũ sẫm hơn.
Xem thêm
- 6 dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ chuẩn xác nhất dành cho chị em đang ngóng bé yêu
- Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày – mẹ có biết thai nhi phát triển như thế nào không?
- Những lưu ý khi mang thai bị chảy máu cho mẹ Bầu