Cho con uống toa thuốc đau họng còn thừa của chính mình, mẹ khiến con bị sốc phản vệ nguy kịch!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ tự ý dùng thuốc đau họng cho trẻ khiến con trai 11 tuổi bị ngất xỉu. Cậu bé đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc phản vệ nguy kịch, toàn thân tím tái.

Con bị sốc phản vệ khi mẹ tự ý dùng thuốc đau họng cho trẻ 

Mới đây bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM vừa tiếp nhận một trường hợp sốc nặng và nguy kịch do mẹ tự ý cho uống thuốc mua ngoài.

Bệnh nhi là bé N.T.P. (nam, 11 tuổi, ngụ tại Bình Chánh, TP.HCM) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng tím tái, thở yếu, nhịp tim giảm còn 40-50 lần/phút, mạch khó bắt, huyêt áp khó đo, điện tâm đồ biểu hiện nhịp thất, ngoại tâm thu thất.

Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành đặt nội khí quản giúp thở, tiêm bắp adrenalin 1/1000 truyền dịch và đặt máy tạo nhịp.

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, bệnh nhi rơi vào suy hô hấp, sốc, rối loạn nhịp tim, được tiếp tục chống sốc truyền dịch, truyền thuốc adrenalin, dưới hướng dẫn đo huyết áp xâm lấn và áp lực tĩnh mạch trung tâm, điều chỉnh toan chuyển hóa và điện giải.

Sau 48 giờ điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi dần được cải thiện, cai máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Câu chuyện bà mẹ tự mua thuốc đau họng cho con uống 

Theo một số nguồn tin, khi thấy con than đau họng, người mẹ đã dùng liều thuốc dùng cho mình trước đó chị tự mua ngoài tiệm thuốc tây nhưng dùng chưa hết, cho bé uống. Những loại thuốc cháu đã uống gồm: cotrim 960 mg, cephalexin 500mg, paracetamol 500mg, B – Complex C 500mg.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Liều thuốc tương tự các loại thuốc bệnh nhi đã sử dụng được cung cấp cho bác sĩ. Nguồn ảnh: Dân trí

Khoảng 30 phút kể từ khi uống thuốc, bé ngồi trong lớp than mệt, đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất xỉu trong vòng 3 giây mới tỉnh lại. Tại trường, bé bị tiêu phân sệt, đỏ da toàn thân, huyết áp 90/60 mmHg, kèm theo cảm giác bứt rứt. Sau nỗ lực sơ cứu ban đầu, nhà trường đã liên hệ với gia đình đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng.

Sốc phản vệ ở trẻ là gì và cách xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng cấp tính toàn thể, đây là tình trạng nặng cần được xử trí và cấp cứu kịp thời, nếu không có thể đe dọa đến tính mạng. Những trường hợp cần hỗ trợ hô hấp, tiêm truyền Adrenalin, Glucagon, cần nhập khoa hồi sức cấp cứu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên tắc khi cấp cứu sốc phản vệ cho trẻ là phải khẩn trương, thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay tại chỗ cho đến khi đảm bảo được đường thở (Airway), hô hấp (Breathing), tuần hoàn (Circulation) bằng adrenalin, truyền dịch… rồi mới được chuyển đi nơi khác.

Ngừng ngay việc tiếp xúc với dị nguyên như các loại thuốc, máu và chế phẩm máu, dịch truyền, các loại thuốc uống, bôi, nhỏ mắt, …

Những lưu ý dành cho cha mẹ khi sử dụng thuốc cho trẻ 

Trường hợp tự ý tự ý dùng thuốc đau họng cho trẻ như trên không phải là hiếm. Tuy nhiên, người làm cha làm mẹ cần phải luôn ghi nhớ rằng không được dùng hoặc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể, vì trẻ em là những cơ thể đang phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, nguyên tắc dùng thuốc cho trẻ là:

  • Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định
  • Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng.
  • Dùng Vitamin khi có nguy cơ hoặc biểu hiện thiếu Vitamin.
  • Bổi phụ nước và điện giải khi có nguy cơ hoặc có biểu hiện mất nước, mất điện giải.
  • Dùng thuốc hạ sốt, khi thân nhiệt của trẻ > 38,5 độ C.
  • Dùng thuốc hạ huyết áp, khi trẻ có tăng huyết áp.

Trước khi cho trẻ dùng thuốc phải hiểu rõ:

  • Tác dụng của thuốc.
  • Liều lượng thuốc.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
  • Đường đưa thuốc vào cơ thể.
  • Thời điểm uống thuốc: lúc mấy giờ, trước, sau hay trong khi ăn.

Ngoài ra không được pha trộn các loại thuốc hoặc sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ uống một cách tùy tiện.

Theo Baomoi.com

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương