Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 ở vị trí nào là thuận để sinh thường?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 thường đã ở vị trí cố định. Nếu bé nằm ngôi thuận, mẹ sẽ sinh thường dễ dàng, nếu bé ngôi ngược mẹ có thể phải sinh mổ.

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8

Đến cuối tháng mang thai thứ 8, phần lớn các cơ quan của bé đã được phát triển, ngoại trừ phổi. Bé di chuyển trong bụng mẹ ít hơn vì có ít khoảng trống hơn.

Bé cũng sẽ tự xoay mình nằm chúc đầu xuống. Thông thường, các em bé đã đạt đến trọng lượng và chiều dài như khi được sinh ra.

Nếu bé đã quay đầu thì tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 sẽ cuộn mình và chúc đầu xuống dưới khung xương chậu, mặt của bé quay về lưng mẹ và sẵn sàng chờ ngày sẵn sàng chào đời.

Tuy nhiên theo các bác sĩ sản khoa, vẫn có một số ít thai nhi dù đã quay đầu nhưng sau đó lại tiếp tục thay đổi vị trí cho đến thai điểm người mẹ chuyển dạ.

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8  – Các vị trí ngôi thai thường gặp 

Ở tháng thứ 8, phần lớn tư thế nằm của thai nhi đã ở ngôi cố định. Thai nhi càng lớn thì sự xoay chuyển ngôi càng ít, sự bình chỉnh ngôi thai tốt hơn chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Những ngôi thai phổ biến thường gặp ở tháng này là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngôi đầu

Là vị trí mà đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé đi ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu được chia thành các dạng như sau:

  • Ngôi đầu hạ vị: Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị, thành ngôi thai thuận hoặc gọi là ngôi đầu – có thể theo dõi để sinh thường khi vào chuyển dạ.
  • Vị trí ngôi thóp: Đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm
  • Ngôi trán: Thai nhi cũng ngửa đầu lên theo trục của thai nhi với trục của mẹ.
  • Vị trí ngôi mặt: Lúc này thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước.

Tuy nhiên ngoài ngôi đầu hạ vị, 3 ngôi còn lại (ngôi thóp, ngôi trán và ngôi mặt) thường gây khó khăn trong quá trình sinh nở.

Do đó nếu thai nhi tháng thứ 8 nằm ở vị trí này thì bác sĩ có thể xem xét trường hợp mẹ bầu phải sinh mổ.

Ngôi mông

Có khoảng 4% thai nhi lại xoay phần mông (hoặc chân) xuống phía dưới. Khi thai nhi ở vị trí như vậy trước khi sinh, ta gọi là ngôi thai mông hoặc ngôi thai ngược.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai ngôi mông gồm có 3 loại:

  • Thai ngôi mông hoàn toàn: Mông của thai nhi hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
  • Vị trí thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt của em bé, hai bàn chân rất gần nhau.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: Có nghĩa là một hoặc cả hai bàn chân của bé hướng xuống đường dẫn sinh.

Theo ý kiến của bác sĩ, sinh thai ngôi mông được cho là nguy hiểm, vì sẽ có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó mẹ bầu thường được chỉ định sinh mổ có chọn lọc nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Ngôi ngang 

Nếu thai nhi tháng thứ 8 nằm ở vị trí ngôi ngang là trường hợp phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng… của thai trình diện trước eo, làm chắn cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng nên không thể sinh qua đường ngã âm đạo và phải sinh mổ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây là loại ngôi thai rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong các kiểu ngôi thai. Khi thai nhi đủ tháng cần mổ chủ động lấy thai.

Những bí quyết giúp thai nhi tháng thứ 8 mau nằm ở tư thế thuận

Thai nhi năm ngôi thuận thì mẹ có khả năng sinh thường thành công cao, ca sinh cũng dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên có không ít trường hợp đã đến những tuần cuối thai kỳ, bé vẫn không chịu xoay đầu, khiến mẹ có nguy cơ phải sinh mổ.

Lúc này, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau:

  • Thường xuyên vận động với các bài tập như bơi, yoga, … vốn là các loại hình vận động có thể giúp em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vào vị trí thuận ngôi.
  • Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ
  • Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm các món giúp mẹ bầu dễ sinh vào những tuần cuối sẽ giúp việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.

Như vậy, trong tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu nên đi siêu âm đúng hẹn để xác định ngôi thai. Đối với người sinh con rạ thì ngôi thai rất dễ thay đổi, đến thời điểm chuyển dạ mới có thể chắc chắn ngôi thai thuận hay nghịch.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các bác sỹ thường khuyến khích đẻ mổ đối với những trường hợp ngôi thai ngược.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương