Thắc mắc về cách cho trẻ uống thuốc kháng sinh mà không làm “hại con”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho trẻ uống thuốc kháng sinh, con uống thuốc rồi nôn ra, uống thuốc đến khi nào thì nên dừng lại, v.v. Những thắc mắc của bố mẹ chăm con lúc ốm đau đòi hỏi phải có kiến thức khoa học để không gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

5 thắc mắc phổ biến của cha mẹ về việc cho trẻ uống thuốc đúng cách nhất

Nhiều bố mẹ vẫn còn có những hiểu lầm và sai sót khi cho trẻ nhỏ uống thuốc. Đây là điều vô cùng nguy hiểm tới việc chữa trị cũng như sức đề kháng của cơ thể con. Những giải thích của các bác sĩ nhi dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về các quy tắc quan trọng khi cho bé uống thuốc.

Có nên cho trẻ uống thuốc đến khi nào hết theo đơn kê của bác sĩ?

Rất nhiều bố mẹ lo lắng về việc thuốc sẽ tích tụ trong cơ thể của trẻ, gây ra tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng đến chức năng làm việc của gan. Vì thế mà không ít người quyết định cho con dừng uống thuốc giữa chừng khi thấy tình trạng sức khỏe trẻ đã khá lên.

*Quy tắc cho trẻ uống thuốc đúng

Với thuốc kháng sinh, cần cho trẻ UỐNG HẾT theo liều lượng đã được kê để tránh tình trạng cơ thể bé bị nhờn thuốc sau này.

Nếu không phải là kháng sinh, khi trẻ có biểu hiện khỏi bệnh sau khi uống thuốc, có thể xem xét dừng thuốc. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo việc uống thuốc được hiệu quả nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Được phép bẻ nửa viêm thuốc của người lớn cho con uống?

Sai. Bố mẹ hoàn toàn không được cho trẻ uống thuốc theo cách như vậy.

Liều lượng thuốc của trẻ không thể đong đo bằng cách giảm đi một nửa so với người lớn do độ tuổi của người lớn rất rộng (18-60 tuổi) và không có sự khác biệt nhiều lắm khi uống thuốc trong độ tuổi này.

Nhưng ở trẻ em, việc uống thuốc được phân chia theo từng lứa tuổi rất rõ ràng và khác nhau hoàn toàn. Đây là do ảnh hưởng của Pharmacolonetic và Pharmacodynamic ở mỗi tuổi của trẻ là không giống nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính vì vậy, không thể so sánh liều lượng thuốc của người lớn với trẻ được. Trong một vài trường hợp đặc biệt, liều thuốc của trẻ thậm chí còn cao hơn người lớn như Gentamicin, Phenytoin, v.v.

Cho trẻ uống thuốc kháng sinh, có thể uống trước và sau bữa ăn?

Nhiều trường hợp bố mẹ quên cho bé uống thuốc theo giờ nên đổi sang cho bé uống ngay sau khi ăn. Đây là điều hoàn toàn không nên.

Nguyên nhân là do một vài loại thuốc PHẢI được uống trước bữa ăn hoặc khi đang bụng rỗng vì thức ăn hoặc axit trong dạ dày có thể ảnh hưởng đến khả năng thẩm thấu của thuốc, chẳng hạn như Dicloxacillin.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính vì thế, trường hợp quên cho trẻ uống thuốc kháng sinh trước bữa ăn (theo đơn của bác sĩ) thì nên đợi uống sau bữa ăn 2 tiếng, khi thức ăn đã được tiêu hóa hết và bụng con đang rỗng.

Có thể tán thuốc ra và bôi vào miệng trẻ?

Không ít trường hợp bố mẹ thấy con chậm lớn nên đi mua thuốc các loại thuốc như thuốc cam về tán ra và tưa lưỡi cho trẻ. Đây là cách cho trẻ uống thuốc vô cùng nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thuốc không rõ nguồn gốc sẽ gây ra các hiện tượng nhiễm độc, đặc biệt là nhiễm độc chì trong cơ thể trẻ, gây ra co giật, ngộ độc.

Việc tưa lưỡi bằng thuốc còn có thể khiến vùng lưỡi, họng của trẻ bị xây xước và gây ra nhiễm trùng.

Bé khó uống thuốc, nên tán thuốc và pha với sữa cho con uống?

Không ít bố mẹ đau đầu mỗi lần cho con uống thuốc vì bé thường nôn mửa thuốc ngay khi được uống hoặc phán kháng mạnh mẽ vì “ghét” uống thuốc. Vì vậy một số lựa chọn pha thuốc với sữa và cho bé uống như một cách giấu thuốc.

Bố mẹ tuyệt đối không nên làm như vậy. Trong sữa thường có lipid và hàm lượng kiềm cao, làm chậm khả năng hấp thu của thuốc. Thêm vào đó thành phần canxi có trong sữa có thể tương tác bất lợi với thuốc. Kết quả là việc uống thuốc hoàn toàn trở nên vô tác dụng, thậm chí là gây nguy hiểm cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo The Asianparent 

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương