Trẻ thay răng sớm có tốt không? Lưu ý nào giúp con có hàm răng đẹp?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ thay răng sớm có tốt không? Cái gì cũng có hai mặt, lợi và hại. Trẻ thay răng sớm có thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của con.

Sau 3 tuổi, những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay. Thay vào đó những chiếc răng vĩnh viễn sẽ theo trẻ suốt quãng thời gian sau này. Đây là một trong những “cột mốc” quan trọng đầu đời của trẻ. Và đây cũng chính là gian đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát xao sự phát triển răng miệng của con em mình.

Trẻ thay răng sớm có tốt hay không là câu hỏi nhiều phụ huynh băn khoăn. Hãy cùng theAsianparent trả lời câu hỏi này.

Hiểu về quy trình thay răng sữa để biết trẻ thay răng sớm có tốt không

Từ 6-12 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ thay răng sữa. Trẻ thay răng sớm thường bắt đầu từ 4 tuổi. Có trẻ muộn hơn là khi lên 8 tuổi. Thông thường, quy trình thay răng của trẻ sẽ theo thứ tự: Răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Nắm chắc quy luật này, bạn có thể đoán được thứ tự rụng và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

Thay răng là quy trình bắt buộc ở mỗi đứa trẻ

Thứ tự thay răng hàm trên: Răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn. Răng hàm dưới có đảo trật tự một chút: Răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

  • Cửa giữa: 5 – 7 tuổi
  • Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi
  • Hàm sữa thứ nhất: 9 – 10 tuổi
  • Nanh sữa: 10 – 11 tuổi
  • Hàm sữa thứ hai: 11 – 12 tuổi

Tùy thuộc vào mỗi vị trí của răng mà thời gian thay răng sẽ diễn ra ngắn hay dài. Các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ thay răng sớm có tốt không?

Nhiều gia đình cho rằng trẻ thay răng sớm là dấu hiệu của dậy thì sớm. Cũng có thể do bé uống sữa tươi nhiều. Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều đó chưa đúng. Lịch thay răng, mọc răng của trẻ không mang tính tuyệt đối. Ở rất nhiều trẻ, trên cùng một hàm răng có thể sẽ có những cái mọc sớm, mọc chậm khác nhau, không theo quy trình mọc răng tiêu chuẩn nào cả.

Hãy giúp con có hàm răng chắc khỏe

Trong quá trình trẻ thay răng, ngoài việc cho bé đi khám răng định kỳ cần chú ý trong khẩu phần ăn của trẻ. Nên bổ sung thêm đa dạng các nhóm thức ăn, dùng nhiều thực phẩm có chứa canxi (sữa, thịt, cá, tôm cua, rau xanh…) giúp xương và răng của bé phát triển tốt. Ở giai đoạn thay răng, có thể cho trẻ ăn các thức ăn dạng mềm như cháo, súp. Nhưng không phải là thường xuyên mỗi ngày.

Các bác sĩ nha khoa thường sẽ khuyên bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và có độ cứng nhất định như: thịt bò, cà rốt, ngô, cần tây… Làm như vậy sẽ kích thích quá trình thay răng. Giúp răng vĩnh viễn mọc lên dễ dàng hơn. Đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển của nướu răng, xương hàm và xương mặt.

Những lưu ý khi trẻ thay răng sớm

Việc trẻ thay răng sớm có tốt không còn phụ thuộc vào những thói quen mà trẻ đang có. Cần hạn chế và loại bỏ dần những thói quen xấu ảnh hưởng tới quy trình thay răng tự nhiên ở trẻ như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập cho con thói quen đi khám từ bé

– Hạn chế đồ ngọt, đồ cứng khó nhai, kẹo cao su

– Tránh chạm tay, lưỡi vào chỗ nướu bị trống

– Dạy trẻ cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sau mỗi bữa ăn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Thói quen mút tay, cắn bút… cũng cần phải loại bỏ

Cách để có một hàm răng đẹp!

Bên cạnh việc nắm bắt quy trình thay răng của trẻ, bố mẹ cũng nên biết cách để con có một hàm răng chắc khỏe, sáng bóng.

Cùng con đánh răng là một thói quen tốt

– Trở thành một hình mẫu lý tưởng cho con: trẻ em thích bắt chước những người xung quanh. Vì vậy, hãy trở thành một hình mẫu tốt và thể hiện thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách cho con mỗi ngày.

– Chỉ dạy con: Trước khi con đến sinh nhật tròn 3 tuổi, cha mẹ phải dạy cho con thuần thục kỹ năng đánh răng cùng kem đánh răng chuyên biệt cho trẻ em. Bé tự lấy mẩu kem cỡ bằng hạt gạo và đánh răng. Sau đó nhổ ra ngoài. Súc miệng lại bằng nước sạch. Trẻ phải hiểu được rằng toàn bộ quá trình này là nhổ ra mà không được nuốt vào. Khi răng đã mọc chạm vào nhau, cha mẹ hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng hàng ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tạo thói quen tích cực cho con

– Khám răng định kì: Hãy giữ một thói quen thường xuyên đến thăm nha sĩ hai lần một năm. Bằng cách thực hiện đều đặn, con trẻ sẽ thấy đây là các hoạt động quen thuộc và không còn cảm giác sợ hãi. Theo đó, bé nên có cuộc hẹn khám răng đầu tiên trong vòng sáu tháng kể từ sinh nhật đầu tiên và sau đó cũng mỗi sáu tháng.

– Chế độ ăn tốt cho răng: Giải thích cho trẻ hiểu mối nguy hiểm đến răng miệng, dễ gây đau răng, sâu răng khi dùng nhiều bánh kẹo, thức ăn ngọt, nước ngọt. Không ăn vào buổi tối. Luôn đánh răng sau khi ăn các loại thực phẩm này.

– Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ: khen ngợi trẻ mỗi ngày nếu cha mẹ thấy trẻ tự giác súc miệng, đánh răng đúng giờ và ý thức không ăn đồ ngọt mà không cần cha mẹ nhắc nhở.

Lời kết

Hãy khuyến khích khi con đánh răng tốt

Trẻ thay răng sớm có tốt hay không còn tùy thuộc vào chính bản thân trẻ. Quan trọng nhất là con hiểu được tầm quan trọng của việc đánh răng và những chế độ ăn uống đi kèm. Giữ vệ sinh răng miệng là rất tốt. Nó giúp con có được hàm răng chắc khỏe. Sau này, khi giao tiếp, con cũng sẽ tự tin hơn rất nhiều.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE